TP Hà Nội: Sinh viên học văn bằng hai ngành sư phạm có được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt không?
- Mục đích của việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội?
- Yêu cầu của việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội?
- Đối tượng tham gia chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội?
- Những cơ quan có trách nhiệm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội?
Mục đích của việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội?
Tại tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2045/QĐ-UBND năm 2022 Kế hoạch thực hiện Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về mục đích của việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội cụ thể như sau:
Xác định nhu cầu đào tạo sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu sử dụng và tuyển dụng giáo viên của thành phố Hà Nội; xây dựng tiêu chí tuyển chọn sinh viên sư phạm phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; lập dự toán, bố trí, phân bổ kinh phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm; theo dõi, đôn đốc và thu hồi tiền bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với các trường hợp phải bồi hoàn theo quy định.
Yêu cầu của việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2045/QĐ-UBND năm 2022 quy định về yêu cầu của việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội cụ thể là:
Công khai nhu cầu đào tạo giáo viên hàng năm của Thành phố, kết quả giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với các cơ sở đào tạo giáo viên, thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm đúng các quy định của pháp luật; thu hồi kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với các trường hợp phải bồi hoàn, đảm bảo sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
TP Hà Nội: Sinh viên học văn bằng hai ngành sư phạm có được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt không?
Đối tượng tham gia chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội?
Đối vơi quy định về đối tượng tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội thì tại Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2045/QĐ-UBND năm 2022 quy định cụ thể như sau:
Sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ hai theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đăng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ nhất đạt loại giỏi (sau đây gọi chung là sinh viên sư phạm).
Những cơ quan có trách nhiệm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội?
Tại Mục IV Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2045/QĐ-UBND năm 2022 quy định về việc phân bổ cơ quan thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm tại Hà Nội cụ thể như sau:
(1) Sở Nội vụ
- Là cơ quan thường trực giúp UBND Thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP.
- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát thực trạng thừa, thiếu giáo viên theo trình độ, cấp học, ngành học, môn học để xác định nhu cầu đào tạo của năm tuyển sinh liền kề; xác định nhu cầu tuyển dụng viên chức là giáo viên; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định;
- Căn cứ tình hình thực tế về nhu cầu đào tạo sinh viên sư phạm của Thành phố, hàng năm xây dựng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện “Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của thành phố Hà Nội” theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao (theo Phụ lục đính kèm) và thực hiện việc kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
(2) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện lập dự toán kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm theo nhu cầu đào tạo.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo quy định về: Giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên; tuyển chọn sinh viên sư phạm để Thành phố hỗ trợ; thông báo công khai nhu cầu đào tạo giáo viên, kết quả giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với các cơ sở đào tạo giáo viên; xây dựng kế hoạch tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm trong
các cơ sở giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý; hướng dẫn tổ chức thực hiện hoặc phân cấp thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hồi tiền bồi hoàn kinh phí theo quy định; kiểm tra, giám sát việc thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện với UBND Thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tài chính theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao (theo Phụ lục đính kèm) và chịu trách nhiệm về chuyên môn liên quan đến sự phát triển ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.
(3) Sở Tài chính
- Trên cơ sở đề xuất về kinh phí để chi trả hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm của cơ quan quản lý chuyên ngành được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, có trách nhiệm tổng hợp trình UBND Thành phố, HĐND Thành phố xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ liên quan đến tài chính và thực hiện các nhiệm vụ được giao (theo Phụ lục đính kèm).
(4) Sở Thông tin và Truyền thông đăng tải nội dung của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trên cổng giao tiếp điện tử Thành phố; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao (theo Phụ lục đính kèm).
(5) UBND quận, huyện, thị xã
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo quy định: Giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu với cơ sở đào tạo giáo viên; thông báo công khai nhu cầu đào tạo giáo viên, kết quả giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu với các cơ sở đào tạo giáo viên; xây dựng kế hoạch tuyển dụng và bố trí vị trí việc làm trong các cơ sở giáo dục trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã; tổ chức thực hiện về chính sách hỗ trợ, thu hồi tiền bồi hoàn kinh phí theo phân cấp và quy định của pháp luật hiện hành;
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?