Tổng hợp mức phạt lỗi vượt đèn đỏ 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Hành vi mua, bán biển số xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Tổng hợp mức phạt lỗi vượt đèn đỏ 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao?
Chi tiết các mức xử phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng) của từng loại phương tiện như sau:
Đối với xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô: Tại điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng).
Cạnh đó, tại điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn giao thông.
Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định như đã nêu trên, người điều khiển xe còn bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe theo quy định tại điểm b khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Trường hợp gây tại nạn thì bị trừ 10 điểm.
Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Tại điểm c khoản 7 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng).
Cạnh đó, tại điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP cũng có quy định trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe, trường hợp gây tai nạn thì bị trừ 10 điểm.
Đối với xe máy chuyên dùng: Tại điểm c khoản 7 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm. Trường hợp gây tai nạn còn bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy người điều khiển xe thô sơ khác: Phạt tiền từ 150.000 đến 250.000 đồng đối với trường hợp vi phạm theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP
Trên đây là tổng hợp các mức xử phạt đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng) đối với từng loại phương tiên.
Tổng hợp mức phạt lỗi vượt đèn đỏ 2025 theo Nghị định 168/2024 ra sao? Hành vi mua, bán biển số xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Hành vi mua, bán biển số xe trái phép bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 31 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, mua, bán biển số xe trái phép như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi mua, bán biển số xe không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép.
- Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định 168/2024/NĐ-CP còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Trên đây là quy định về xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, mua, bán biển số xe trái phép.
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng ra sao?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng như sau:
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng không có bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển xe máy chuyên dùng, không có giấy phép lái xe (hoặc sử dụng giấy phép lái xe đã bị trừ hết điểm, giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa, giấy phép lái xe không còn hiệu lực) hoặc không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Trên đây là quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 2025.
*Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/1/2025, trừ khoản 2 Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/01/2026
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ quy mô, tính chất của dự án đầu tư kinh doanh thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Tải toàn bộ phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng file word? Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng và nội dung các bước công việc?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được cấp mấy mã số chứng chỉ năng lực? Điều kiện chung về kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ?