Tổng hợp khung thời gian năm học 2023 2024 của 63 tỉnh thành? Nhiệm vụ chung của giáo dục trung học năm học 2023-2024?
Tổng hợp khung thời gian năm học 2023 2024 của 63 tỉnh thành?
Bài viết sẽ cập nhật liên tục khung thời gian năm học 2023 2024 của 63 tỉnh thành:
1. Trà Vinh
Quyết định 1203/QĐ-UBND năm 2023 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
2. Yên bái
Quyết định 1398/QĐ-UBND năm 2023 về Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên Bái
3. TP HCM
Quyết định 3260/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
4. Sơn La
Quyết định 1491/QĐ-UBND Sơn La 2023 Khung kế hoạch thời gian năm học GDMN, GDPT và GDTX. Tải
5. Gia Lai
Quyết định 793/QĐ-UBND Gia Lai 2023 Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 tải
6. Cần Thơ
Quyết định 1837/QĐ-UBND Cần Thơ 2023 Khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 tải
7. Bình Định
Quyết định 2954/QĐ-UBND Bình Định 2023 kế hoạch thời gian năm học GDMN, GDPT và GDTX tải
8. Trà Vinh
Quyết định 1203/QĐ-UBND Trà Vinh khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 tải
9. Quảng Nam
Quyết định 1664/QĐ-UBND Quảng Nam 2023 Kế hoạch thời gian năm học GDMN, GDPT và GDTX tải
10. Bắc Giang
Quyết định 1143/QĐ-UBND Bắc Giang 2023 Kế hoạch thời gian năm học GDMN, GDPT và GDTX tải
11. Bình Thuận
Quyết định 1618/QĐ-UBND Bình Thuận 2023 Kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 tải
12. Lạng Sơn
Quyết định 1266/QĐ-UBND Lạng Sơn 2023 TTHC Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 tải
13. Bình Phước
Quyết định 1303/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. tải
Tiếp tục cập nhật...
Tổng hợp khung thời gian năm học 2023 2024 của 63 tỉnh thành?
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2023 2024 của 63 tỉnh thành thế nào?
Theo hướng dẫn tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 thì kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
- Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).
+ Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
+ Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Nhiệm vụ chung của giáo dục trung học năm học 2023-2024?
Theo hướng dẫn tại Công văn 3899/BGDĐT-GDTrH năm 2023 để thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện một số nhiệm vụ chung năm học 2023-2024 với các nội dung chủ yếu như sau:
- Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018[1] (CT GDPT 2018) đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10 và lớp 11; thực hiện CT GDPT 2006[2] đối với lớp 9 và lớp 12, bảo đảm thực hiện và hoàn thành chương trình năm học; củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục trung học.
- Tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thực hiện hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; thực hiện quản trị trường học dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học.
- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đa dạng hóa các hình thức giáo dục, đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học sinh; triển khai ứng dụng công nghệ số trong dạy và học.
- Tập trung phát triển dội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, bảo đảm đủ giáo viên theo môn học để tổ chức dạy học các môn học trong Chương trình.
- Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; bảo đảm an toàn trường học; chủ động, linh hoạt thực hiện kế hoạch năm học, chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?