Tổng hợp điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 nổi bật cần nắm rõ? Khi nào Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực?
Điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024?
Ngày 29 tháng 6 năm 2024, Quốc hội ban hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024
Theo đó Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã có nhiều điểm mới nổi bật như sau:
(1) Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội cho người không có lương hưu để hình thành hệ thống BHXH đa tầng
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã bổ sung chương III về trợ cấp hưu trí xã hội (từ Điều 21 đến Điều 24), trong đó quy định:
- Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng khác, có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do NSNN đảm bảo.
- Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ. Định kỳ 03 năm, Chính phủ thực hiện rà soát, xem xét việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội.
(2) Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với:
- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;
- Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);
- Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.
(3) Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ BHXH bắt buộc như các đối tượng khác.
(4) Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định:
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện (bao gồm cả lao động nữ và lao động nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) thì được hưởng trợ cấp bằng 2.000.000 đồng cho một con (bằng mức mà NSNN đang hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số).
Chính phủ quyết định điều chỉnh mức trợ cấp thai sản phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của NSNN từng thời kỳ. Chế độ trợ cấp thai sản của BHXH tự nguyện do NSNN đảm bảo, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ không phải đóng thêm so với hiện hành.
Việc bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện nhằm tăng tính hấp dẫn của chính sách BHXH tự nguyện, thu hút người dân (đặc biệt là nhóm lao động trẻ tuổi) tham gia BHXH tự nguyện.
(5) Giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm
Tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng.
Quy định này nhằm tạo cơ hội cho những người tham gia muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc những người tham gia không liên tục dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng được hưởng lương hưu hằng tháng thay vì họ phải nhận BHXH một lần.
Quy định giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm chỉ áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu theo Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 mà không áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 (trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định).
(6) Điểm mới BHXH một lần
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như:
- Điều kiện hưởng lương hưu dễ dàng hơn (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); (Điều 64)
- Hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; (Điều 23)
- Hưởng BHYT do NSNN đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng; (Điều 23)
- Ngoài ra, người lao động trong thời gian bị mất việc chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt của người lao động. (Điều 6)
(7) Bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH nhằm xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã:
- Bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH ;
- Đồng thời, đã sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH
+ Cụ thể 02 hành vi, chậm đóng BHXH và trốn đóng BHXH; Quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng (như lĩnh vực thuế);
+ Xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với trốn đóng BHXH và Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luậtđối với chậm đóng
+ Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Luật đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động
Tổng hợp điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 nổi bật cần nắm rõ? Khi nào Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực? (Hình từ Internet)
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ khi nào?
Tại Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 84/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Bộ luật số 45/2019/QH14 (sau đây gọi chung là Luật số 58/2014/QH13) và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Theo quy định trên, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Quy định chuyển tiếp của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như thế nào?
Tại Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có nêu rõ về quy định chuyển tiếp của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tuất hằng tháng, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, trợ cấp hằng tháng đối với công nhân cao su và người đang hưởng trợ cấp hằng tháng sau khi đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ.
- Người bị đình chỉ, tạm dừng hưởng bảo hiểm xã hội do chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm bị đình chỉ, tạm dừng.
- Người lao động đã có thời gian công tác và tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 tại nơi có phụ cấp khu vực, người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 thì được hưởng trợ cấp khu vực một lần khi giải quyết hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc hưởng chế độ tử tuất.
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng mà đồng thời đang hưởng phụ cấp khu vực hằng tháng tại nơi thường trú có phụ cấp khu vực thì được tiếp tục hưởng phụ cấp khu vực theo mức đang hưởng. Khi thay đổi nơi thường trú thì việc xác định hưởng phụ cấp khu vực thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn đã được giải quyết.
- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động, đang hưởng trợ cấp hằng tháng sau khi đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động, đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với công nhân cao su, đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc khi chết thì thân nhân được giải quyết chế độ tử tuất theo quy định của Chính phủ.
- Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian này được tính để hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.
- Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
- Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên thì được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, trừ trường hợp người lao động có nguyện vọng hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 của Luật này.
- Người lao động có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu được quy định tại Nghị định 12/CP năm 1995 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Cán bộ xã thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 09/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quan bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
- Đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức tham chiếu.
- Đối với số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Việc làm 2013 nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025 mà không đóng hoặc không đóng đầy đủ thì được xử lý theo quy định về chậm đóng, trốn đóng của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
- Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
- Văn bản ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?