Có những điểm mới nào tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP về phát hành, chào bán trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong và ngoài nước?
- Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu?
- Bổ sung quy định về nguyên tắc phát hành trái phiếu và sử dụng vốn trái phiếu?
- Thay đổi mệnh giá đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước?
- Bổ sung quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là đối tượng được mua trái phiếu?
- Bổ sung quy định về trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu?
Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP trước đây đã quy định về mục đích phát hành trái phiếu như sau:
Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
2. Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
3. Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt.
Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 65/2022/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực thi hành thì mục đích phát hành trái phiếu sẽ có sự thay đổi. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP nhur sau:
...
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 5 như sau:
2. Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, Doanh nghiệp phải nêu cụ thể
mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị
định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư."
Theo đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định về cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm mới của Nghị định 65/2022/NĐ-CP so với quy định trước đây về mục đích phát hành trái phiếu.
Bên cạnh đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng giữ nguyên quy định về việc doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành trái phiếu và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu. Kèm theo đó là việc bảo đảm sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích theo phương án đã phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
Đây là điều cẩn thiết để tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phát hành trái phiếu và sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu.
Điểm mới của Nghị định 65/2022/NĐ-CP về phát hành, chào bán trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong và ngoài nước?
Bổ sung quy định về nguyên tắc phát hành trái phiếu và sử dụng vốn trái phiếu?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP nhur sau:
...
3. Bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 5 như sau:
4, Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 Nghị định này khi đáp ứng các quy định sau:
a) Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;
b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận;
5. Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường theo quy định tại | Điều 22 Nghị định này.
Theo đó, trường hợp trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành trái phiếu thông qua và số người sở hữu trái phiếu đạt từ 65% tổng số trái phiếu cùng lai đang lưu hành trên thị trường chấp thuận.
Đây là điểm mới của Nghị định 65/2022/NĐ-CP so với quy định trước đây về nguyên tắc phát hành trái phiếu và sử dụng vốn trái phiếu.
Thay đổi mệnh giá đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước?
Trước đây, tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về mệnh giá đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước như sau:
Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu
..
4. Mệnh giá trái phiếu
a) Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam.
Tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã có thay đổi về quy định mệnh giá đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước như sau:
- Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam.
Theo đó, mệnh giá của trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước sẽ thay đổi từ 100.000 đồng lên thành 100.000.000 đồng.
Đây là điểm mới của Nghị định 65/2022/NĐ-CP so với quy định trước đây.
Bổ sung quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là đối tượng được mua trái phiếu?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP nhur sau:
...
6. Sửa đổi Điều 8 như sau: "Điều 8. Nhà đầu tư mua trái phiếu
1. Đối tượng mua trái phiếu
a) Đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
b) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
c) Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán. Tổ chức có trách nhiệm xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và tài liệu xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thể (sau đây gọi tắt là Nghị định số 155/2020/NĐ-CP), ngoại trừ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp quy định tại điểm d khoản này.
d) Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được
Theo đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định về việc Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là một trong những đối tượng mua trái phiếu.
Sự bổ sung này chính là điểm mới của Nghị định 65/2022/NĐ-CP so với các quy định trước đây.
Bổ sung quy định về trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu?
Căn cứ vào khoản 25 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP nhur sau:
...
25. Sửa đổi Điều 36 như sau:
Điều 36. Trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu
1, Tuân thủ quy định của pháp luật chứng khoán và quy định tại Điều 14 Nghị định này khi cung cấp dịch vụ đại diện người sở hữu trái phiếu.
2. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
3. Chịu sự quản lý, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy định của Nghị định này, Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ tủy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, quy định về trách nhiệm của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu đã được sửa đổi, bổ sung thành trách nhiệm của đại diện người sở hữu trái phiếu.
Trên đây là một số điểm mới của Nghị định 65/2022/NĐ-CP.
Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?