Tổng hợp các Luật, Nghị quyết mới được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV? Luật nào sẽ có hiệu lực từ 01/01/2024?
Tổng hợp các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV? Luật nào sẽ có hiệu lực từ 01/01/2024?
Căn cứ tại Nghị quyết 50/2022/QH15 và Nghị quyết 89/2023/QH15, Nghị quyết 39/2023/UBTVQH15, và theo thông tin mới nhất từ Cổng TTĐT Quốc hội, tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật bao gồm:
- Luật Đất đai (sửa đổi);
- Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
- Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
- Luật Viễn thông (sửa đổi);
- Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Luật Căn cước công dân (sửa đổi);
- Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Ngoài ra, Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
Xem thêm: Đã có file 7 Luật mới thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV
Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV chính thức bế mạc ngày 29/11/2023.
Cập nhật thông tin từ Cổng TTĐT Quốc hội, dưới đây là tổng hợp các Luật, Nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV:
STT | Dự án Luật | Tình trạng | Hiệu lực |
1 | Luật Đất đai (sửa đổi) | Chưa thông qua | |
2 | Luật Căn cước | Thông qua | 01/7/2024 |
3 | Luật Nhà ở sửa đổi | Thông qua | Đang cập nhật |
4 | Luật Viễn thông sửa đổi | Thông qua | 01/7/2024 |
5 | Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự | Thông qua | 01/01/2025 |
6 | Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) | Thông qua | 01/07/2024 (trừ một số quy định có hiệu lực từ năm 2025 và 2026) |
7 | Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở | Thông qua | 1/7/2024 |
8 | Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) | Chưa thông qua | |
9 | Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) | Thông qua | 01/01/2025 |
10 | Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. | Thông qua | Dự kiến 01/01/2024 |
11 | Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030" | Thông qua | Đang cập nhật |
Xem chi tiết các Luật được thông qua: >> Chốt giảm thuế GTGT cho nửa đầu năm 2024 >> Thông qua Luật Kinh doanh bất động sản >> Thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) >> Thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) |
Tổng hợp các Luật, Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV? Luật nào sẽ có hiệu lực từ 01/01/2024? (Hình từ internet)
Ai là người bế mạc kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023?
Căn cứ tại Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.
Khi bắt đầu phiên khai mạc và kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Theo nội dung chương trình kỳ họp Quốc hội thì ngày bế mạc của Kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa XV là ngày 29/11/2023
Như vậy, Chủ tịch Quốc hội người bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV diễn ra vào ngày 29 tháng 11.
Tại phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ 6, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.
Khi kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Kỳ họp Quốc hội tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng mấy?
Căn cứ tại Điều 1 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có nội dung như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày 20 tháng 5; kỳ họp Quốc hội cuối năm khai mạc vào ngày 20 tháng 10. Trường hợp ngày 20 tháng 5 và ngày 20 tháng 10 trùng vào ngày thứ Sáu của tuần hoặc ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội là ngày làm việc kế tiếp. Trường hợp bất khả kháng không thể tổ chức kỳ họp Quốc hội vào các thời điểm nêu trên thì ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước quyết định chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
Ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
...
Theo đó, Kỳ họp Quốc hội thường được tổ chức thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Do đó, sau kỳ họp Quốc hội thứ 6 khóa XV diễn ra tháng 10/2023 thì kỳ họp tiếp theo là ngày 20/5/2024, không tính trường hợp họp bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?