Tổng cục Thuế hướng dẫn triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hoàn thuế GTGT theo Quyết định 1388/QĐ-TCT?
Tổng cục Thuế hướng dẫn thu thập thông tin để triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hoàn thuế GTGT theo Quyết định 1388/QĐ-TCT?
Xem thêm: Tổng cục Thuế công bố danh sách 113 công ty bán trái phép hóa đơn
Ngày 18/9/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 1388/QĐ-TCT tải về áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế. Để việc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT được triển khai thực hiện thống nhất trên toàn quốc, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4654/TCT-QLRR năm 2023
tại đây lưu ý một số nội dung khi triển khai áp dụng quản lý rủi ro phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT, trong đó hướng dẫn thu thập thông tin như sau:
(1) Đối với Danh sách doanh nghiệp có các thông tin giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ; Danh sách doanh nghiệp bị cơ quan thuế chuyển hồ sơ sang cơ quan công an:
- Đề nghị Cục Thuế/Chi cục Thuế rà soát, thực hiện nhập hoặc đẩy vào ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế tại khoản 3 Điều 8 Quyết 1388/QĐ-TCT năm 2023.
(2) Đối với danh sách doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro thuốc kế hoạch kiểm tra quản lý và sự dụng hoá đơn:
- Đề nghị các Cục Thuế rà soát, phê duyệt danh sách doanh nghiệp có rủi ro về hoá đơn trên ứng dụng QLRR phân hệ hoá đơn chặt chẽ để ứng dụng đẩy tự động vào phân hệ hoàn làm căn cứ đối chiếu với chỉ số tiêu chí nhóm 1. Ứng dụng bắt đầu thực hiện với Danh sách doanh nghiệp rủi ro cao từ ngày 25/10/2023.
Trường hợp cơ quan công an có văn bản phối hợp rà soát danh sách các doanh nghiệp rủi ro về hoá đơn gửi đến các cơ quan thuế các cấp thì cơ quan thuế thực hiện cập nhật danh sách này vào ứng dụng quản lý rủi ro làm cơ sở đối chiếu với các hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Ứng dụng hỗ trợ nhập thông tin danh sách có rủi ro về hoá đơn do cơ quan công an chuyển sang từ ngày 01/01/2024.
Xem thêm:
Tổng cục Thuế hướng dẫn triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hoàn thuế GTGT theo Quyết định 1388/QĐ-TCT?
Hướng dẫn xác định ngưỡng rủi ro và phân cấp trong việc sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí?
Cũng tại Công văn 4654/TCT-QLRR năm 2023, Tổng cục Thuế hướng dẫn xác định ngưỡng rủi ro và phân cấp trong việc sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí như sau:
Về việc xác định ngưỡng rủi ro:
- Phương pháp phân tích đánh giá mức độ rủi ro của từng chỉ số tiêu chí được tính toán chủ yếu theo các hàm xác xuất thống kê, ứng dụng tự động tính toán đưa ra mức điểm từ 1 điểm đến 10 điểm.
- Phương pháp phân ngưỡng rủi ro cao đối với từng hồ sơ đề nghị hoàn dựa trên tổng điểm rủi ro và lựa chọn theo một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp số tuyệt đối: số hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng rủi ro cao được xác định theo tổng điểm rủi ro (ứng dụng có thể cho phép phân ngưỡng theo nhóm cơ quan thuế hoặc theo từng Cục Thuế).
+ Phương pháp số tương đối: số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng có dấu hiệu rủi ro cao xác định theo tỷ lệ % tính trên số lượng hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng trong vòng 12 tháng (hoặc 24 tháng) của cơ quan thuế.
Bên cạnh đó, theo thông tin Cổng TTĐT Tổng cục Thuế, tại hội nghị tập huấn hướng dẫn triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, Tổng cục Thuế cho biết kể từ ngày 25/10/2023, QLRR phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT sẽ được triển khai áp dụng trên toàn quốc. Việc xác định ngưỡng rủi ro của đề nghị hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc: 15% rủi ro cao; 30% rủi ro thấp và còn lại là rủi ro trung bình (55%).
Về phân cấp trong việc sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí:
Tổng cục Thuế sử dụng chỉ số tiêu chí Nhóm II và có thể lựa chọn thêm chỉ số tiêu chí Nhóm III (nếu cần) để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng. Bộ chi số tiêu chí do Tổng cục Thuế sử dụng được áp dụng toàn quốc.
- Cục Thuế có thể lựa chọn, xây dựng thêm Bộ chỉ số tiêu chí. Trên cơ sở các chỉ số tiêu chí Nhóm II và Nhóm III ban hành theo Quyết định 1388/QĐ- TCT ngày 18/9/2023 để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế áp dụng tại địa phương cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp và phù hợp với công tác quản lý. Trường hợp Cục Thuế lựa chọn xây dựng thêm Bộ chỉ số tiêu chí mới thì Cục Thuế có văn bản báo cáo gửi Tổng cục Thuế (qua Ban Quản lý rủi ro) để xem xét, quyết định thực hiện.
Ứng dụng quản lý rủi ro phân hệ hoàn thuế hỗ trợ Tổng cục Thuế, Cục Thuế được thử nghiệm xây dựng Bộ chỉ số tiêu chí.
Đối với chỉ số tiêu chí nhóm III, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng ứng dụng và bắt đầu triển khai từ 01/01/2024.
Hồ sơ hoàn thuế được phân loại như thế nào?
Căn cứ tại Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019 thì hồ sơ hoàn thuế được phân loại bao gồm hai loại là hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
Trong đó:
(1) Căn cứ khoản 1 Điều 33 Thông tư 80/2021/TT-BTC, hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau được áp dụng trong trường hợp sau:
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu. Các trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp hoàn theo quy định pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm:
++ Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ dự án đầu tư;
++ Hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;
++ Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chương trình, dự án ODA viện trợ không hoàn lại;
++ Hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức nước ngoài.
+ Hoàn thuế lần đầu theo quy định của pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Hoàn thuế lần đầu đối với từng hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;
Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm, nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế 2019.
Hoặc hành vi trốn thuế quy định tại Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 thì những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
Trường hợp phát hiện những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, người nộp thuế có hành vi khai sai đối với hồ sơ hoàn thuế, hành vi trốn thuế quy định tại Điều 142, Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế theo đúng thời hạn 02 năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế.
- Hồ sơ hoàn thuế khi giao và chuyển giao (đối với doanh nghiệp nhà nước), giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán đối với tổ chức, doanh nghiệp;
Trường hợp người nộp thuế theo quy định tại điểm này thuộc diện kiểm tra quyết toán thuế để chấm dứt hoạt động, đã xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn thì cơ quan thuế giải quyết hoàn trả trên cơ sở kết quả kiểm tra, không phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;
- Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
(2) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được áp dụng trong trường hợp sau: Là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ cái trong kế toán thuế xuất nhập khẩu? Tải mẫu? Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu năm?
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?