Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học? Công nhận tốt nghiệp cho sinh viên thế nào?

Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học? Chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển qua mấy giai đoạn?

Chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển qua mấy giai đoạn?

Chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển qua các giai đoạn như sau:

- C. Mác và Ph. Ăng-ghen tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1848 – 1895)

+ Thời kỳ từ 1848 đến Công xã Pari (1871)

+ Thời kỳ sau Công xã Pari đến 1895

- V. I. Lênin phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới

+ Trước Cách mạng Tháng Mười Nga

+ Sau Cách mạng Tháng Mười Nga

- Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi V.I.Lênin qua đời đến nay

+ Thời kì từ 1924 đến trước 1991

+ Thời kì từ 1991 đến nay

Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học? Chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển qua mấy giai đoạn?

Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học? Chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển qua mấy giai đoạn? (Hình từ Internet)

Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học?

Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học như sau:

>> C. Mác và Ph. Ăng-ghen tiếp tục phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1848 – 1895)

- Sau “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, C. Mác và Ph. Ăngghen tiếp tục bổ sung,phát triển thêm nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào cộngsản, đặc biệt là cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp và Đức trong thời kỳ 1848 – 1851, qua theo dõi, chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pari (1871), hai ông đã viếtnhiều tác phẩm và thông qua các tác phẩm, hai ông đã nêu lên những luận điểm hếtsức quan trọng, làm phong phú thêm chủ nghĩa xã hội khoa học.

Đó là những luận điểm sau:

+ Giai cấp công nhân chỉ có thể chiến thắng giai cấp tư sản trên cơ sở đập tan bộ máynhà nước tư sản và kịp thời trấn áp những hành động phục hồi của chúng.

+ Cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và bản thân nền chuyênchính đó cũng chỉ là bước quá độ để tiến lên xây dựng một xã hội không có giai cấp.

+ Giai cấp công nhân chỉ có thể giành được thắng lợi khi có được sự lãnh đạo của mộtchính đảng được vũ trang bằng lý luận khoa học.

+ Liên minh công – nông là điều kiện cần phải có để đưa cách mạng đến thắng lợi.

+ Trình bày về tư tưởng cách mạng không ngừng: về chiến lược, sách lược đấu tranhgiai cấp của giai cấp công nhân; về sự lựa chọn các phương pháp và hình thức đấutranh trong từng thời kỳ phát triển cách mạng; về các vấn đề xã hội – chính trị mà cách mạng xã hội chủ nghĩa phải giải quyết;…

>> V. I. Lênin phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học trong hoàn cảnh lịch sử mới:

- Vlađimia Ilích Lênin (1870 – 1924) là người kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăngghen. Ông vừa bảo vệ sự trong sáng, vừa phát triển toàndiện và làm giàu thêm lý luận chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới, chủ nghĩa tưbản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Ông là người mácxít đầu tiên vận dụngmột cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn đấutranh xây dựng chính quyền cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,cải tạo xã hội cũ và bắt đầu xây dựng một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa hiệnthực. Ông là lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga và quốc tế, người sáng lập Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xôviết

- Sự phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học của V. I. Lênin đượcchia thành hai thời kỳ cơ bản:

- Trước Cách mạng Tháng Mười Nga: Trên cơ sở những di sản lý luận của C. Mác vàPh. Ăngghen, V. I. Lênin đã xây dựng một hệ thống lý luận mang tính nguyên tắc cho các đảng mácxít kiểu mới của giai cấp công nhân.

Đó là những lý luận về chuyênchính vô sản; về chính đảng kiểu mới; về liên minh công – nông; về sự chuyển biếncách mạng dân chủ tư sản kiểu mới lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Sau Cách mạng Tháng Mười Nga: Với yêu cầu của cộng cuộc xây dựng chế độ mới,V. I. Lênin phân tích và làm rõ nội dung, bản chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, về mối quan hệ giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vơi phong trào đấutranh giai cấp của giai cấp công nhân; về những vấn đề mang tính quy luật của sựnghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; về vai trò của quầnchúng,…

>> Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa xã hội khoa học từ sau khi V.I.Lênin qua đời đến nay

+ Thời kì từ 1924 đến trước 1991

- Hội nghị đại biểu các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Matxcơva tháng 11-1957 đã tổng kết và thông qua 9 quy luật chung của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặc dù, về sau do sự phát triển của tình hình thế giới, những nhận thức đó đã bị lịch sử vượt qua, song đây cũng là sự phát triển và bổ sung nhiều nội dung quan trọng cho Chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Hội nghị đại biểu của 81 Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế cũng họp ở Matxcơva vào tháng giêng năm 1960 đã phân tích tình hình quốc tế và những vấn đề cơ bản của thế giới, đưa ra khái niệm về “thời đại hiện nay”; xác định nhiệm vụ hàng đầu của các Đảng Cộng sản và công nhân là bảo vệ và củng cố hòa bình ngăn chặn bọn đế quốc hiếu chiến phát động chiến tranh thế giới mới; tăng cường đoàn kết phong trào cộng sản đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Hội nghị Matxcova thông qua văn kiện: “Những nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trong giai đoạn hiện tại và sự thống nhất hành động của các Đảng Cộng sản, công nhân và tất cả các lực lượng chống đế quốc”. Hội nghị đã khẳng định: “Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, các lực lượng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc nhằm cải tạo xã hội theo chủ nghĩa xã hội, đang quyết định nội dung chủ yếu, phương hướng chủ yếu của những đặc điểm chủ yếu của sự phát triển lịch sử của xã hội loài người trong thời đại ngày nay”.

- Sau Hội nghị Matxcơva năm 1960, hoạt động lí luận và thực tiễn của các Đảng Cộng sản và công nhân được tăng cường hơn trước. Tuy nhiên, trong phong trào cộng sản quốc tế, trên những vấn đề cơ bản của cách mạng thế giới vẫn tồn tại những bất đồng và vẫn tiếp tục diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa những người theo chủ nghĩa Mác - Lênin với những người theo chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều biệt phái.

+ Thời kì từ 1991 đến nay

Đến những năm cuối của thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, do nhiều tác động tiêu cực, phức tạp từ bên trong và bên ngoài, mô hình của chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, chủ nghĩa xã hội đứng trước một thử thách đòi hỏi phải vượt qua.

Trên phạm vi quốc tế, đã diễn ra nhiều chiến dịch tấn công của các thế thực thù địch, rằng chủ nghĩa xã hội đã cáo chung... Song từ bản chất khoa học, sáng tạo, cách mạng và nhân văn, chủ nghĩa xã hội mang sức sống của qui luật tiến hóa của lịch sử đã và sẽ tiếp tục có bước phát triển mới.

Trên thế giới, sau sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu, chỉ còn một số nước xã hội chủ nghĩa hoặc nước có xu hướng tiếp tục định hướng xã hội chủ nghĩa, do vẫn có một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ở các nước này, lý luận Mác – Lênin nói chung, Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng đã được các Đảng Cộng sản từng bước bổ sung, phát triển phù hợp với bối cảnh mới.

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Víệt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ Đại hội lần thứ VI (1986) đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, Trên tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ thành công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà còn có những đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin:

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật của cách mạng Việt Nam, trong điều kiện thời đại ngày nay

- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm

- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò kiến tạo, quản lý của Nhà nước.

- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hộ nhập và phát triển đất nước.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại, thực hiện hội nhập quốc tế; tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, khai thác mọi khả năng có thể hợp tác nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại

Từ thực tiễn 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra một số bài học lớn, góp phần phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời kỳ mới:

Một là, trong quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam.

Hai là, đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc.

Ba là, đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; tôn trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Bốn là, phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết; kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi; kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm là, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cải hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ mật thiết với nhân dân.

Ngoài những cống hiến về lý luận do Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, phát triển trong công cuộc cải cách, mở cửa, đổi mới và hội nhập, những đóng góp của Đảng Cộng sản Cu Ba, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng có giá trị tạo nên sự bổ sung, phát triển đáng kể vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin trong thời đại mới.

"Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học" "Chủ nghĩa xã hội khoa học phát triển qua mấy giai đoạn" mang tính chất tham khảo.

Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:

(1) Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

(2) Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.

(3) Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;

- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

(4) Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.

(5) Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.

(6) Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:

- Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;

- Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;

- Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.

Triết học mác lênin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định? Ví dụ quy luật phủ định của phủ định? Học môn Mác Lênin bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Khái niệm phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng? Thời lượng môn học Mác Lênin?
Pháp luật
Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức? Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì?
Pháp luật
Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân kết quả? Ví dụ về phạm trù nguyên nhân kết quả trong triết học? Mục tiêu của môn học Mác Lenin là gì?
Pháp luật
Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học? Công nhận tốt nghiệp cho sinh viên thế nào?
Pháp luật
Thế giới quan là gì? Ví dụ về thế giới quan? Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học?
Pháp luật
Quan điểm toàn diện là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện? Ví dụ chứng minh quan điểm toàn diện?
Pháp luật
Quan điểm lịch sử cụ thể là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm lịch sử cụ thể? Ví dụ chứng minh quan điểm lịch sử cụ thể?
Pháp luật
Vật chất quyết định ý thức là gì? Ví dụ về vật chất quyết định ý thức cụ thế? Ví dụ ý thức tác động trở lại vật chất?
Pháp luật
Phân tích kết cấu của ý thức trong phạm trù triết học chi tiết? Mục tiêu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Triết học mác lênin
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
1,475 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Triết học mác lênin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Triết học mác lênin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào