Toàn văn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025?
Toàn văn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025?
Ngày 19/02/2025, Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung cơ bản về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
>> Tải về Toàn văn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025
Toàn văn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025? (Hình từ internet)
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới nhất 2025?
Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm có như sau:
(1) Hiến pháp.
(2) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
(3) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(4) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
(5) Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(6) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(7) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
(8) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; thông tư của Tổng Kiểm toán nhà nước.
(9) Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
(10) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
(11) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(12) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
(13) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
(14) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có hiệu lực khi nào?
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2025, trừ việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 được thực hiện theo quy định của Luật này từ ngày Luật này được thông qua.
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14 hết hiệu lực thi hành từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 72 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.
Khoản 1 Điều 46 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14 hết hiệu lực thi hành từ ngày Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 được thông qua.
Chính phủ quy định chi tiết Điều 7, Điều 31, khoản 1 Điều 32, Điều 34, khoản 1 Điều 36, khoản 3 Điều 59, Điều 63, Điều 64, Điều 69, khoản 4 và khoản 5 Điều 70 và hướng dẫn thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn phòng Bộ Tư pháp có chức năng gì? Văn phòng Bộ Tư pháp có con dấu không theo Quyết định 659?
- Lịch nghỉ lễ 30/4 1/5 chính thức của người lao động tại các doanh nghiệp có bao nhiêu ngày được hưởng nguyên lương?
- Đường dành cho giao thông công cộng là gì? Việc tổ chức giao thông được quy định như thế nào theo Luật Đường bộ?
- Dựng chuyện người mắc bệnh hiểm nghèo để kêu gọi từ thiện nhằm chiếm đoạt tiền quyên góp thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Những trường hợp hủy thầu nào phải đền bù chi phí cho các bên liên quan? Nhà đầu tư có trách nhiệm hủy thầu trong trường hợp nào?