Tòa chuyên trách: Đề xuất thành lập thêm Tòa sở hữu trí tuệ, Tòa hành chính và Tòa phá sản?
Tòa chuyên trách hiện nay bao gồm những tòa nào?
(1) Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp cao:
Căn cứ Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
c) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Theo đó, các tòa án chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp cao bao gồm:
- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
- Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
(2) Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
Căn cứ Điều 38 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:
a) Ủy ban Thẩm phán;
b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
c) Bộ máy giúp việc.
2. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
Theo đó, tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;
(3) Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện:
Căn cứ Điều 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Theo đó, Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện bao gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa chuyên trách: Đề xuất thành lập thêm Tòa sở hữu trí tuệ, Tòa hành chính và Tòa phá sản? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách hiện nay trong hệ thống Tòa án Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-CA có quy định thẩm quyền của các Tòa chuyên trách hiện nay như sau:
- Tòa hình sự xét xử các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa xử lý hành chính, trừ trường hợp việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
- Tòa dân sự giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, hành chính trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính.
- Tòa kinh tế giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản.
- Tòa hành chính giải quyết các vụ án hành chính.
- Tòa lao động giải quyết các vụ việc lao động.
- Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ việc như sau:
+ Các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác;
+ Xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưa thành niên;
+ Các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Tòa xử lý hành chính xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Có phải đã có đề xuất thành lập tòa sở hữu trí tuệ, tòa hành chính và tòa phá sản?
Mới nhất Tòa án nhân dân tối cao đã có tờ trình Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Cụ thể thì tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần IV Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (tại đây), đã có đề xuất:
- Đối với Tòa án nhân dân cấp cao: Bổ sung quy định về việc thành lập các Tòa chuyên trách về Sở hữu trí tuệ;Tòa chuyên trách về Phá sản (trước mắt chỉ thành lập Tòa chuyên trách về Phá sản ở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và tại Hồ Chí Minh và Tòa chuyên trách về Sở hữu trí tuệ ở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội)
- Thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt tại địa phương:
Toà án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt được tổ chức theo địa hạt pháp lý nhiều tỉnh, thành phố tùy thuộc vào khối lượng công việc của mỗi loại vụ việc, gồm: Tòa án nhân dân sơ thẩm Sở hữu trí tuệ, Tòa án nhân dân sơ thẩm Hành chính, Tòa án nhân dân Phá sản.
Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Trước mắt, thành lập 01 Tòa án nhân dân sơ thẩm Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, 02 Tòa án nhân dân Phá sản tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, hiện nay đã có những đề xuất về thành lập tòa chuyên trách là tòa sở hữu trí tuệ, tòa hành chính và tòa phá sản trong hệ thống Tòa án Việt Nam hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?