Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125?
Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125?
Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học là mẫu số 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
TẢI VỀ Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125.
Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục ra sao?
Căn cứ theo Điều 94 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục như sau:
- Có dự án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được phê duyệt.
- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và xác nhận về quyền sử dụng đất.
- Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
- Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch. Đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Điều khoản chuyển tiếp của Nghị định 125/2024/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ theo Điều 120 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định điều khoản chuyển tiếp như sau:
(1) Các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân đã được cho phép hoạt động; các cơ sở giáo dục đã được thành lập và cho phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực thì không phải đề nghị cho phép hoạt động lại.
(2) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị được đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ) trước ngày Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực thì không phải bổ sung hồ sơ theo quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
(3) Các tổ chức đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trước ngày Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực mà không quy định thời hạn, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện rà soát hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học theo quy định tại Nghị định này.
(4) Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam đã được thành lập và cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải đề nghị cho phép hoạt động lại, nhưng phải rà soát, điều chỉnh để đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 106 và Điều 108 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực.
(5) Các trường hợp đã được phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học trước ngày Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực mà chưa hết thời hạn 03 năm theo quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ) thì được áp dụng thời hạn 05 năm theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 95 và điểm d khoản 4 Điều 99 Nghị định 125/2024/NĐ-CP. Thời gian áp dụng được tính từ ngày văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học được ký ban hành.
Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?