Tổ chức tín dụng nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ từ ngày 09/02/2023 tại địa điểm nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng gồm gì?
Căn cứ quy định Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng như sau:
Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Nguyên tắc lập hồ sơ:
a) Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ phải do người đại diện pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ bao gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ theo mẫu tại Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này. Đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài, cam kết mua nợ là hoạt động mà chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài sở hữu 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cam kết mua nợ là hoạt động ngân hàng mẹ được phép thực hiện tại nước nguyên xứ;
b) Nghị quyết của Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của tổ chức tín dụng thông qua việc đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ; văn bản và bản dịch của ngân hàng mẹ do người đại diện hợp pháp ký đồng ý đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng gồm:
- Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ
Đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài: cam kết mua nợ là hoạt động mà chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài sở hữu 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính.
- Nghị quyết của Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của tổ chức tín dụng thông qua việc đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ.
Tải mẫu đơn đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ: tại đây.
Tổ chức tín dụng nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ từ ngày 09/02/2023 tại địa điểm nào? (Hình từ Internet)
Thay đổi nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng từ ngày 09/02/2023?
Theo quy định Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng như sau:
Trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu được chấp thuận hoạt động mua nợ lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
2. Trong thời hạn 40 (bốn mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép. Văn bản này là một bộ phận không tách rời của Giấy phép. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nêu rõ lý do.
Điều này đã được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN như sau:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhu cầu được chấp thuận hoạt động mua nợ lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa).
Theo quy định tại Thông tư 18/2022/TT-NHNN, tổ chức tín dụng sẽ nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng tại Bộ phận Một cửa ở trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước thay vì nộp cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước như quy định cũ.
Công việc tổ chức tín dụng cần làm trước khi thực hiện hoạt động mua nợ là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN) quy định như sau:
Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ
...
4. Trước khi thực hiện mua, bán nợ theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ, phương thức thanh toán; quy trình mua, bán nợ; quy trình, phương pháp định giá khoản nợ; quy trình quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ).
Theo đó, trước khi thực hiện hoạt động mua bán nợ, tổ chức tín dụng cần phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ. Nội bộ về hoạt động mua, bán nợ phải quy định rõ:
- Phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ;
- Phương thức mua, bán nợ, phương thức thanh toán;
- Quy trình mua, bán nợ;
- Quy trình, phương pháp định giá khoản nợ;
- Quy trình quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ.
Thông tư 18/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 09/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?