Tổ chức dạy, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số năm 2022 phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu nào?

"Cho hỏi dạy, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phải đáp ứng nguyên tắc nào? Giảng viên dạy tiếng dân tộc thiểu số phải có trình độ như thế nào?" Câu hỏi của anh Ngọc Thắng đến từ Gia Lai.

Việc tổ chức dạy, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu nào?

Căn cứ vào Điều 2 Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

“Điều 2. Yêu cầu và nguyên tắc
1. Việc tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phải thực hiện theo các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giáo viên; giáo trình, tài liệu, sách giáo khoa được lựa chọn hoặc biên soạn theo yêu cầu về thời lượng và cấu trúc kiến thức quy định trong từng chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số.
2. Việc tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện linh hoạt, tăng cường khả năng thực hành giao tiếp của người học, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp, làm việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền; đảm bảo tính khoa học, nghiệp vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.”

Theo đó, việc tổ chức dạy, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phải được thực hiện theo các nguyên tắc và yêu cầu của quy định trên.

Việc tổ chức dạy, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu nào?

Tổ chức dạy, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số năm 2022 phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu nào? (Hình từ internet)

Tổ chức dạy và học tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

“Điều 3. Tổ chức dạy và học
1. Các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, đại học có khoa sư phạm được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số thực hiện kế hoạch dạy học quy định tại chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số. Các cơ sở giáo dục thực hiện kế hoạch dạy học quy định tại chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
2. Lớp học tiếng dân tộc thiểu số bố trí phù hợp với phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.”

Theo đó việc tổ chức dạy tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định trên.

Yêu cầu đối với giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số như thế nào?

Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

“Điều 5. Giảng viên, giáo viên
1. Giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục, có kiến thức ngôn ngữ dân tộc thiểu số theo quy định.
2. Giảng viên, giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số, gồm:
a) Giảng viên, giáo viên dạy chuyên trách thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng, thỉnh giảng của các trường;
b) Giảng viên, giáo viên dạy kiêm nhiệm môn tiếng dân tộc thiểu số thuộc biên chế cơ hữu, hợp đồng của các trường.”

Theo đó, giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số phải vừa đạt trình độ chuẩn theo quy định về giáo dục và vừa có kiến thức ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

Việc xử lý vi phạm trong giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

“Điều 13. Xử lý vi phạm
1. Đối với những người làm công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số theo các chương trình tiếng dân tộc thiểu số, nếu vi phạm một trong các quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Quy định này thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
2. Đối với những người làm công tác kiểm tra:
a) Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra (bao gồm các khâu: ra đề, bảo quản đề, sao in đề, coi kiểm tra, chấm kiểm tra, lên điểm, báo cáo tổng hợp) nếu có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành, cụ thể:
- Làm lộ đề kiểm tra.
- Để thí sinh quay cóp, vi phạm nội quy kiểm tra.
- Bảo (nhắc) bài cho thí sinh làm bài trong khi kiểm tra.
- Làm thất lạc bài kiểm tra.
- Chấm bài kiểm tra có nhiều sai sót, dẫn đến đánh giá không đúng thực chất.
- Gian lận làm thay đổi điểm kiểm tra của thí sinh.
- Lên điểm sai lệch so với kết quả kiểm tra.
b) Những người không phải là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác kiểm tra, nếu vi phạm một trong các hành vi trên, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Đối với người học tham dự kiểm tra tiếng dân tộc thiểu số:
a) Trong thời gian kiểm tra người học tiếng dân tộc thiểu số có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, đình chỉ kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra và bị xử lý theo quy định của pháp luật:
- Dự kiểm tra hộ người khác hoặc nhờ người khác dự kiểm tra hộ.
- Mang tài liệu hoặc các vật dụng trái phép vào phòng kiểm tra.
- Nhìn bài của người khác, trao đổi, thảo luận trong khi kiểm tra, trao đổi bài kiểm tra, giấy nháp.
- Có hành vi gây gổ, làm mất trật tự hoặc đe dọa trấn áp người tố cáo những vi phạm của mình.
b) Các hình thức xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định, bao gồm: khiển trách trong phòng kiểm tra; cảnh cáo trước toàn thể thí sinh trong phòng kiểm tra; quyết định đình chỉ không cho thí sinh tiếp tục dự kiểm tra, hoặc hủy bỏ bài kiểm tra, huỷ bỏ kết quả kiểm tra.
c) Các hình thức kỷ luật từ đình chỉ kiểm tra trở lên được thông báo đến cơ quan, đơn vị quản lý hoặc gia đình thí sinh bị kỷ luật biết./.”

Như vậy, việc xử lý vi phạm trong hoạt động giảng dạy và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định trên.

Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ai được học chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Giáo viên để lộ bài kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì mức xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong kỳ kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cán bộ công chức có hành vi vi phạm thì có phải báo về cơ quan đơn vị của người đó không?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thì người học phải hoàn thành những nội dung kiểm tra nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được tuyển sinh vào học chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số? Học viên đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc dự thi cuối khóa phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Công chức có thể dùng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thay thế được chứng chỉ tiếng Anh trong kỳ thi nâng ngạch không?
Pháp luật
Tổ chức dạy, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số năm 2022 phải đảm bảo nguyên tắc và yêu cầu nào?
Pháp luật
Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số 2022? Nội dung, thời lượng kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số
953 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào