Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
- Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được in, quản lý ra sao?
- Yêu cầu về hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở đào tạo lái xe?
Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
Căn cứ tại Điều 48 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định về tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ như sau:
- Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng tiếp nhận hồ sơ của cá nhân đảm bảo yêu cầu về điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và báo cáo Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
- Cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng căn cứ Chương trình đào tạo quy định tại Điều 46 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT xây dựng giáo trình và nội dung chi tiết chương trình đào tạo.
- Tổ chức kiểm tra, lập biên bản kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người học đạt yêu cầu. Trường hợp chưa đạt yêu cầu sẽ được tổ chức kiểm tra lại sau 07 ngày làm việc.
- Kiểm tra
+ Kiểm tra các môn học theo Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT;
+ Điểm đánh giá kết quả học tập của học viên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10), có tính đến hàng thập phân 1 con số. Điểm kiểm tra đạt mỗi môn học từ 5,0 điểm trở lên thì đạt yêu cầu.
Trên đây là quy định về tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao? (Hình từ internet)
Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được in, quản lý ra sao?
Căn cứ tại Điều 50 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định về in, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
- Căn cứ mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT, cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thiết kế mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, kèm theo lô gô (nếu có) của cơ sở mình.
- Người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng phê duyệt mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của cơ sở mình và gửi về Sở Giao thông vận tải, cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở đào tạo đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm quản lý phôi chứng chỉ cơ sở mình.
- Việc in phôi chứng chỉ phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.
Trên đây là quy định về in, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Yêu cầu về hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở đào tạo lái xe?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 54 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định về hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng như sau:
- Quản lý tối thiểu các thông tin: họ và tên; ngày tháng năm sinh; khóa đào tạo; thời gian hoàn thành khóa học; kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ; ngày đạt kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ; số chứng chỉ; ngày cấp chứng chỉ; cơ sở đào tạo lái và cấp chứng chỉ; ngày đổi, cấp lại chứng chỉ; cơ quan đổi, cấp lại chứng chỉ của của từng học viên;
- Có khả năng tạo khoá đào tạo, tạo kỳ kiểm tra, in chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
- Có chức năng năng cấp đổi, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
- Có khả năng cung cấp thông tin tại điểm a của khoản này về hệ thống thông tin về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
- Có khả năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;
- Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;
- Đảm bảo các quy định về an toàn an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, hệ thống thông tin cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cần đáp ứng những yêu cầu theo quy định như đã nêu trên.
*Thông tư 35/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/1/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?