Tổ chức đăng ký cấp giấy phép hoạt động phát điện phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?

Cho hỏi để được cấp giấy phép hoạt động phát điện tổ chức đăng ký phải đáp ứng những điều kiện như thế nào? - Câu hỏi của anh Hà tại Hà Nội.

Để được cấp giấy phép hoạt động phát điện tổ chức đăng ký phải đáp ứng các điều kiện nào?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) và (một số nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động phát điện
Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật đăng ký hoạt động phát điện phải đáp ứng các điều kiện sau
1. Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Các hạng mục công trình nhà máy điện được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định
2. Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.
3. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.
5. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.

Theo đó, để được cấp giấy phép hoạt động phát điện tổ chức đăng ký phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực được duyệt. Các hạng mục công trình nhà máy điện được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, được kiểm tra, nghiệm thu đạt yêu cầu theo quy định

- Người trực tiếp quản lý kỹ thuật, vận hành phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành điện hoặc kỹ thuật phù hợp và có thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện ít nhất 05 năm. Người trực tiếp vận hành phải được đào tạo chuyên ngành phù hợp, được đào tạo về an toàn, được đào tạo và cấp chứng chỉ vận hành nhà máy điện, thị trường điện theo quy định.

- Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống điều khiển giám sát, thu thập dữ liệu phù hợp với yêu cầu của hệ thống điện và thị trường điện lực theo quy định của pháp luật.

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường của dự án phát điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp nhận, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Có quy trình vận hành hồ chứa đối với nhà máy thủy điện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Các tài liệu pháp lý về an toàn đập thủy điện đối với nhà máy thủy điện theo quy định của pháp luật.

Tổ chức đăng ký cấp giấy phép hoạt động phát điện phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?

Tổ chức đăng ký cấp giấy phép hoạt động phát điện phải đáp ứng những điều kiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Giấy phép hoạt động phát điện bị thu hồi khi nào?

Căn cứ Điều 46 Nghị định 137/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động điện lực bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp quy định tại Điều 37 Luật điện lực.
2. Khi thu hồi giấy phép hoạt động điện lực, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định rõ thời hạn đơn vị điện lực phải tiếp tục hoạt động để không làm ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.
3. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, đơn vị điện lực có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép.

Như vậy, Giấy phép hoạt động phát điện bị thu hồi khi:

- Không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực;

- Không bảo đảm các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của Luật này;

- Không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực;

- Cho thuê, cho mượn, tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực.

Mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động phát điện là bao nhiêu?

Căn cứ Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC được quy định như sau:

A

Thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan Trung ương thực hiện


1

Tư vấn chuyên ngành điện lực

10.400.000

II

Hoạt động phát điện


1

Công trình nhà máy thủy điện, nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời


1.1

Công suất đặt dưới 10 MW

10.600.000

1.2

Công suất đặt từ 10 MW đến dưới 30 MW

15.000.000

1.3

Công suất đặt từ 30 MW đến dưới 100 MW

18.000.000

1.4

Công suất đặt từ 100 MW đến dưới 300 MW

24.500.000

1.5

Công suất đặt từ 300 MW trở lên

28.800.000

2

Công trình nhà máy nhiệt điện (than, khí, dầu, sinh khối, chất thải rắn)


2.1

Công suất đặt dưới 50 MW

17.800.000

2.2

Công suất đặt từ 50 MW đến dưới 100 MW

21.900.000

2.3

Công suất đặt từ 100 MW trở lên

28.800.000

B

Thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện


2

Hoạt động phát điện

2.100.000


Giấy phép hoạt động phát điện
Hoạt động điện lực Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động điện lực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
Pháp luật
Bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện trong mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện đúng hay không?
Pháp luật
Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đảm bảo sản xuất điện trong thời gian tới theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ thế nào?
Pháp luật
Việc kiểm tra hoạt động điện lực được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào? Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực được quy định thế nào?
Pháp luật
Biên bản kiểm tra trong lĩnh vực điện lực gồm những nội dung nào? Thời hạn chuyển Biên bản kiểm tra là khi nào?
Pháp luật
Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới có được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia không?
Pháp luật
Lịch ngừng cung cấp điện trong trường khẩn cấp phải được thông báo đến bên mua điện vào thời điểm nào?
Pháp luật
Đơn vị phát điện thỏa thuận với Đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực trong việc chào giá để được lập lịch huy động không đúng quy định bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là khách hàng sử dụng điện lớn? Khách hàng này sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Điều tiết hoạt động điện lực gồm những nội dung nào? Ai chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện?
Pháp luật
Thiết bị đo đếm điện là gì? Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép hoạt động phát điện
1,861 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép hoạt động phát điện Hoạt động điện lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép hoạt động phát điện Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động điện lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào