Tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự như thế nào?
Tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự như sau:
- Tiếp xúc lãnh sự là hoạt động của viên chức ngoại giao, lãnh sự thuộc cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch đến thực hiện việc tiếp xúc lãnh sự.
- Bộ Ngoại giao là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về tiếp xúc lãnh sự. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là công dân nước mình phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản đề nghị gồm:
+ Tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự gửi văn bản.
+ Họ và tên, quốc tịch người bị tạm giữ, người bị tạm giam cần tiếp xúc lãnh sự.
+ Cơ sở đang giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
+ Họ và tên, chức vụ, số hộ chiếu hoặc số thẻ ngoại giao của những người đến tiếp xúc lãnh sự.
+ Họ và tên người phiên dịch (nếu có).
+ Nội dung tiếp xúc lãnh sự và các đề nghị khác (nếu có).
- Khi có đề nghị tiếp xúc lãnh sự, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo nội dung tiếp xúc lãnh sự cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao đề nghị tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở giam giữ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước ngoài có yêu cầu liên hệ với cơ quan thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ tổ chức tiếp xúc lãnh sự.
+ Trường hợp không đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự thì cơ quan đang thụ lý vụ án trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do để Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự.
- Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc tiếp xúc lãnh sự.
Tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Thực hiện xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài trước khi thăm gặp, tiếp xúc với lãnh sự như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định việc xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam trước khi thăm gặp, tiếp xúc với lãnh sự như sau:
Xác định quốc tịch của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam khai báo là người nước ngoài, cơ quan đang thụ lý vụ án phải gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh, thành phố từ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trở vào phía Nam) đề nghị xác nhận quốc tịch của họ và thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết để phối hợp quản lý.
2. Sau khi nhận được văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch để xác nhận quốc tịch của họ và thông báo kết quả cho cơ quan đang thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết.
Theo đó, nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nược ngoài thì cơ quan thụ lý vụ án phải gửi văn bản đến Bộ Ngoại giao, cụ thể là Cục Lãnh sự hoặc là Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh thành từ Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào phía Nam để đề nghị xác nhận quốc tịch của người bị tạm giữ, tạm tam.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước mà người bị tạm giữ, tạm giao khai báo có quốc tịch để xác nhận quốc tịch và thông báo lại kết quả cho cơ quan thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ biết để xử lý.
Trường hợp nào không giải quyết tiếp xúc lãnh sự?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 120/2017/NĐ-CP các trường hợp không giải quyết tiếp xúc lãnh sự bao gồm:
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam từ chối việc tiếp xúc lãnh sự.
- Vì lý do khẩn cấp để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cơ sở giam giữ.
- Khi có dịch bệnh xảy ra tại cơ sở giam giữ.
- Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A.
- Người đến tiếp xúc lãnh sự vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ, đang bị kỷ luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?