Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều kiện gì?

Xin hỏi, tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều gì? anh Thanh Chương - Thanh Hóa

Tác phẩm khuyết danh là gì? Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2023/NĐ-CP khái niệm như sau: Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.

Căn cứ Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022

Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước
1. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:
a) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sáng tạo do cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu;
b) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cho Nhà nước;
c) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chết không có người thừa kế; người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.
2. Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:
a) Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật này;
b) Tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được xác định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.
3. Cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước để đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu để sáng tạo tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng là đại diện Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan là đại diện Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trong trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này; quy định biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Như vậy, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp tác phẩm không có tổ chức, cá nhân nào quản lý hoặc nhận chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.

sử dụng tp khuyêt danh

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều gì? (Hình internet)

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 23. Sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan
...
2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng quy định tại khoản 1 Điều này phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi đã nỗ lực tìm kiếm chủ thể quyền mà không thể tìm được hoặc không liên hệ được.

Như vậy, quy định nêu rõ tác phẩm khuyết danh được Nhà nước đại diện quản lý hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, nhận chuyển nhượng sẽ có những quyền lợi đi kèm.Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Việc nộp hồ sơ thực hiện sau khi đã nỗ lực tìm kiếm chủ thể quyền mà không thể tìm được hoặc không liên hệ được.

Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm khuyết danh gồm những giấy tờ nào?

Tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định:

Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

- Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan (theo Mẫu số 02 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này) TẢI VỀ

- Kế hoạch sử dụng;

- Tài liệu chứng minh đã nỗ lực tìm kiếm theo quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

+ Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm thông tin về chủ thể quyền tại Niên giám đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan;

+ Văn bản về việc tìm kiếm chủ thể quyền gửi đến tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong cùng lĩnh vực với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nhu cầu sử dụng và đã qua 30 ngày kể từ ngày gửi mà không nhận được trả lời hoặc được trả lời là không biết thông tin về chủ thể quyền.

+ Trường hợp không có tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong cùng lĩnh vực thì gửi văn bản đến ít nhất 02 tổ chức, cá nhân đã hoặc đang sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó (nếu có);

+ Tài liệu chứng minh đã sử dụng thiết bị tìm kiếm thông tin chủ thể quyền trên mạng viễn thông và mạng Internet.

- Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản);

- Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.

Tác phẩm khuyết danh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tác phẩm khuyết danh là gì?
Pháp luật
Người quản lý tác phẩm khuyết danh có được biểu diễn tác phẩm khuyết danh đó trước công chúng hay không?
Pháp luật
Tác phẩm khuyết danh có được xem là thuộc về công chúng không? Sử dụng tác phẩm khuyết danh để biểu diễn cần lưu ý điều gì?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh mà Nhà nước là đại diện quản lý để biểu diễn cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm khuyết danh
2,675 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tác phẩm khuyết danh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tác phẩm khuyết danh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào