Tình tiết lợi dụng tình trạng không thể tự vệ trong cấu thành tội hiếp dâm được hiểu như thế nào?
Tình tiết lợi dụng tình trạng không thể tự vệ trong cấu thành tội hiếp dâm được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định như sau:
Về một số tình tiết định tội
...
7. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:
a) Ngưòi bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được);
b) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).
Theo đó, đối với Tội hiếp dâm và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Bộ luật hình sự hiện hành có quy định mặt khách quan có bao gồm hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
Cụ thể thì hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân được hiểu là việc người phạm tội lợi dụng tình trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:
- Ngưòi bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được);
- Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).
Tình tiết lợi dụng tình trạng không thể tự vệ trong cấu thành tội hiếp dâm được hiểu là như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân có thể bị xử lý hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
...
Đồng thời căn cứ Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
...
Theo đó, có thể thấy hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân để giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân là cấu thành về mặt khách quan của hai tội danh là Tội hiếp dâm và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Như vậy, cần căn cứ vào độ tuổi của nạn nhân và các cấu thành khác để xác định chính xác người này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không và bị truy cứu với tội danh nào theo các quy định trên.
Tội hiếp dâm có mấy khung hình phạt?
Căn cứ Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, tội hiếp dâm có các khung hình phạt sau:
Khung 1:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khung 2:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
- Nhiều người hiếp một người;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Có tính chất loạn luân;
- Làm nạn nhân có thai;
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3:
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;
- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
Ngoài ra đối với trường hợp phạm tội với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khung 2 hoặc khung 3 thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 3rd December Sweater là gì? Ngày 3 12 có sự kiện gì? Ngày 3 12 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Trình tự, thủ tục xác nhận kế hoạch sản xuất xăng dầu và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu được tiến hành như thế nào?
- Đáp án Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 cấp tiểu học thế nào?
- Kết cấu bài kiểm tra để phục hồi điểm giấy phép lái xe theo Thông tư 65/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?