Tin mới nhất về hướng dẫn bổ nhiệm, thăng hạng giáo viên tổng hợp theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT mà giáo viên cần lưu ý?
- Tin mới nhất về thi thăng hạng giáo viên? Có bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN không?
- Điều kiện bổ nhiệm từ giáo viên hạng cũ sang hạng mới theo quy định mới nhất như thế nào?
- Hướng dẫn xác định tổng thời gian giữ hạng đủ từ 09 năm để làm căn cứ bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở?
Tin mới nhất về thi thăng hạng giáo viên? Có bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN không?
Điểm mới thứ nhất: Bộ Giáo dục và đào tạo nhất trí với việc bỏ thi thăng hạng CDNN.
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Theo như quy định trên thì việc thăng hạng giáo viên được thực hiện thông qua hình thức thi và xét.
Việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp bằng hình thức thi hay xét tại địa phương là theo lựa chọn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp một số vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT
Đối với vấn đề giáo viên đề nghị bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN
Bộ giáo dục và đạo tạo nhất trí việc đề xuất của giáo viên về việc bỏ hình thức thi thăng hạng giáo viên là có căn cứ. Bộ GDĐT nhận được văn bản gửi xin ý kiến từ Bộ nội vụ về việc bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN trong dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP, Bộ GDĐT đã có văn bản trả lời nhất trí với nội dung này. Hiện Bộ Nội vụ đang tham mưu Chính phủ bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN.
Như vậy, trước những ý kiến giáo viên đề nghị bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN, Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã nhất trí, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có thẩm quyền bỏ quy định thi thăng hạng chức danh giáo viên và cũng không có thẩm quyền đề nghị địa phương thực hiện thống nhất theo một hình thức là xét thăng hạng.
Vậy nên, hiện nay Bộ Nội vụ đang tham mưu Chính phủ bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN.
Tin mới nhất về hướng dẫn bổ nhiệm, thăng hạng giáo viên tổng hợp theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT mà giáo viên cần lưu ý? (Hình từ Internet)
Điều kiện bổ nhiệm từ giáo viên hạng cũ sang hạng mới theo quy định mới nhất như thế nào?
Điểm mới thứ hai: thực hiện việc bổ nhiệm, chuyển xếp hạng chức danh nghề nghiệp từ quy định cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề.
Không yêu cầu giáo viên cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng
* Giáo viên mầm non
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định điều kiện bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới đối với giáo viên mầm non theo quy định mới nhất như sau:
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26);
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) đối với giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05);
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) đối với giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04).
Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non từ hạng II lên hạng I.
* Giáo viên tiểu học
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định điều kiện bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới đối với giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất như sau:
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) đối với giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29);
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) đối với giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29);
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) đối với giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.07) có tổng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08) và hạng II (mã số V.07.03.07) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học từ hạng II lên hạng I.
* Giáo viên THCS
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT) quy định điều kiện bổ nhiệm từ hạng cũ sang hạng mới đối với giáo viên THCS theo quy định mới nhất như sau:
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này như sau:
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) có tổng thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) và hạng II (mã số V.07.04.11) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự);
- Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) đối với giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10).
* Giáo viên THPT
Việc bổ nhiệm giáo viên THPT không thay đổi được căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT như sau:
Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được xếp hạng chức danh nghề nghiệp tương đương theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.
2. Giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông đã trúng tuyển.
Theo đó, khi thực hiện việc bổ nhiệm, chuyển xếp hạng chức danh nghề nghiệp từ quy định cũ sang hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn trình độ đào tạo và thời gian giữ hạng thấp hơn liền kề.
Đồng thời căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT cũng có quy định “không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.
Hướng dẫn xác định tổng thời gian giữ hạng đủ từ 09 năm để làm căn cứ bổ nhiệm, chuyển xếp CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở?
Điểm mới thứ ba: Việc xác định tổng thời gian giữ hạng (đủ từ 09 năm) để làm căn cứ bổ nhiệm, chuyển xếp từ CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ sang CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II mới là 09 năm giáo viên đã đạt trình độ đại học là không đúng.
Bộ Giáo dục mới đây cũng đã có hướng dẫn về việc xác định tổng thời gian giữ hạng đủ từ 09 năm để làm căn cứ bổ nhiệm, chuyển xếp từ CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở như sau:
Việc xác định tổng thời gian giữ hạng (đủ từ 09 năm) để làm căn cứ bổ nhiệm, chuyển xếp từ CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ sang CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II mới còn chưa thực hiện thống nhất ở một số nơi. Một số địa phương yêu cầu 09 năm này phải là 09 năm giáo viên đã đạt trình độ đại học.
Giải đáp: Theo quy định sửa đổi bổ sung tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, điều kiện để giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II cũ được chuyển xếp sang CDNN giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng II mới là có tổng thời gian giữ hạng 3 cũ và hạng 2 cũ đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự).
Trong đó, Bộ GDĐT không quy định điều kiện về trình độ đào tạo là đại học đối với tổng thời gian giữ hạng này. Do đó, việc một số địa phương yêu cầu 09 năm giữ hạng III cũ và hạng II cũ phải là 09 năm giáo viên đã đạt trình độ đại học là không đúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?