Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 đối với công việc hàn điện yêu cầu chung về an toàn thế nào?
Quy định chung trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 về công việc hàn điện thế nào?
Theo Mục 1 TCVN 3146:1986 nêu rõ quy định cung về công việc hàn điện cần đáp ứng như sau:
- Công việc hàn điện có thể tổ chức cố định trong các phân xưởng ở các bãi ngoài trời có các thiết bị chuyên hàn, hoăc có thể tổ chức tạm thời ở ngay trong những công trình đang xây dựng, ở các thiết bị trong phạm vi xí nghiệp.
- Việc chọn quy trình công nghệ hàn phải đảm bảo an toàn và phải tính đến khả năng phát sinh các yếu tố nguy hiểm và có hại (khả năng bị chấn thương cơ khí, điện giật và hơi khí độc, bức xạ nhiệt, các tia hồng ngoại, tử ngoại, mức ồn, rung), đồng thời phải có các biện pháp kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động để loại trừ chúng
- Việc tiến hành công việc hàn điện có nguy cơ nổ, cháy phải tuân theo các quy định an toàn phòng chống cháy, nổ.
- Việc tiến hành công việc hàn điện trong các buồng, thùng, khoang, bể kín phải có biện pháp an toàn và phải được phép của thủ trưởng đơn vị.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3146:1986 đối với công việc hàn điện yêu cầu chung về an toàn thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với quá trình công nghệ trong TCVN 3146:1986 về công việc hàn điện gồm những gì?
Căn cứ tại Mục 2 TCVN 3146:1986 quy định yêu cầu đối với quá trình công nghệ trong hàn điện như sau:
- Khi lập quy trình công nghệ hàn điện cần dự kiến các phương án cơ khí hóa tự động hoá, đồng thời phải đề ra các biện pháp hạn chế và phòng chống các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với công nhân.
- Khi tiến hành công việc hàn điện, cần sử dụng các loại thuốc hàn, dây hàn, thuốc bọc que hàn... mà trong quá trình hàn không phát sinh các chất độc hại hoặc sinh chất độc hại với nồng độ không vượt quá giới hạn quy định trong các tiêu chuẩn vệ sinh.
- Các thiết bị hàn điện được sử dụng trong quá trình hàn phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 2200 : 1978 và các tài liệu pháp chế - kĩ thuật đã được duyệt.
- Vỏ kim loại của máy hàn phải được nối bảo vệ (nối đất hoặc nối không) theo quy định hiện hành.
- Chỉ được phép lấy điện để hàn hồ quang từ máy phát điện hàn, máy biến áp máy chỉnh lu hàn. Cần cấp đíện từ lưới điện động lực, lưới điện chiếu sáng lưới điện trôlây để cấp cho hồ quang hàn.
- Sơ đồ đấu một số nguồn điện hàn để cấp điện cho một hồ quang hàn phải đảm bảo sao cho điện áp giữa điện cực và chi tiết hàn khi không tải không vượt quá điện áp không tải của một trong các nguồn điện hàn.
- Các máy hàn độc lớp cũng như các cụm máy hàn phải được bảo vệ bằng cầu chảy hoặc aptomat ở phía nguồn. Riêng với các cụm máy hàn, ngoài việc bảo vệ ở phía nguồn còn phải bảo vệ bằng aptomat trên dây dẫn chung của mạch hàn và cầu chảy trên mỗi dây dẫn tới từng máy hàn.
- Cho phép dùng dây dẫn mềm, thanh kim loại có hình dạng mặt cắt bất kì, nhưng phải bảo bảo đủ tiết diện yêu cầu, các tấm hàn hoặc chính kết cấu đã được hàn làm dây dẫn ngược nối chi tiết hàn với nguồn điện hàn. Cấm sử dụng lưới nối đất, các kết cấu xây dựng bằng kim loại, các thiết bị công nghệ không phải là đối tượng hàn làm dây dẫn ngược. Dây dẫn ngược phải được nối chắc chắn với cực nối (đúng bu lông kẹp chặt).
- Khi di chuyển các máy hàn, phải cắt nguồn điện cấp cho máy hàn.
- Cấm sửa chữa máy hàn khi đang có điện.
- Khi ngừng công việc hàn điện phải cắt máy hàn ra khỏi lưới điện. Nếu công việc hàn hồ quang kết thúc, dây dẫn tới kìm hàn cũng phải tháo khỏi nguồn và đặt vào giá bằng vật liệu cách nhiệt.
Với nguồn điện hàn là máy phát một chiều, trước tiên phải cắt mạch nguồn điện một chiều, sau đó cắt mạch nguồn điện xoay chiều cấp cho động cơ máy phát điện hàn.
- Việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện thực hiện công nhân hàn có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn trong quá trình làm việc. Khi có sự cố hoặc hỏng hóc phải báo ngay với thợ điện.
- Khi hàn hồ quang bằng tay phải dùng kìm hàn có tay cầm bằng vật liệu cách điện chịu nhiệt, phải có bộ phận giữ dây, đảm bảo khi hàn dây không bị tuột ra.
Khi dòng điện hàn lớn hơn 600 A không được dùng kìm hàn kiểu dây dẫn luồn trong chuôi kìm.
- Trên các cơ cấu điều khiển của máy hàn phải ghi chữ, ... hoặc có các dấu hiệu chỉ rõ chức năng của chúng.
- Tất cả các cơ cấu điều khiển của máy hàn phải được định vị và che chắn cẩn thận để tránh việc đóng (hoặc cắt) sai.
- Trong tủ điện hoặc bộ máy hàn tiếp xúc có lắp các bộ phận dẫn điện hở mạng điện áp sơ cấp, phải có khoá liên động để đảm bảo ngắt điện khi mở cửa tủ. Nếu không có khóa liên động thì tủ điện có thể khoá bằng khoá thường, nhưng việc điều chỉnh dòng điện hàn phải do thợ điện tiến hành.
- Các máy hàn nối tiếp xúc có quá trình làm chảy kim loại, phải trang bị tấm chắn loại nóng chảy bắn ra, đồng thời đảm bảo cho phép theo dõi quá trình hàn cách an toàn.
- ở những phân xưởng thường xuyên tiến hành lắp ráp và hàn các kết cấu kim loại cần được trang bị gá lắp ráp và thiết bị nâng chuyển.
- Khi hàn có tỏa bụi và khí, cũng như hàn bên trong các buồng, thùng, kho, bể kín, hoặc hàn các chi tiết lớn từ phía ngoài, cần sử dụng miệng hết cục bộ động có bộ phận gá lắp nhanh chóng và chắc chắn.
- Khi hàn bên trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, phảị có người nắm vững kỹ thuật an toàn đứng ngoài giám sát.
+ Người vào hàn phải đeo dây an toàn, và dây an toàn được nối với dây dẫn tới chỗ người quan sát.
+ Khi hàn bằng nguồn điện xoay chiều trong điều kiện làm việc đặc biệt nguy hiểm (trong các thể tích bằng kim loại, trong các buồng có mức nguy hiểm cao) cần sử dụng thiết bị hạn chế điện áp không tải để đảm bảo an toàn khi công nhân thay que hàn. Trường hợp không có thiết bị đó cần có những biện pháp an toàn khác.
- Cấm hàn ở các hầm, thùng, khoang, bể kín đang có áp suất hoặc đang chứa chất dễ cháy, nổ.
Bố trí thiết bị sản xuất trong công việc hàn điện cần đáp ứng yêu cầu gì?
Theo Mục 5 TCVN 3146:1986 nêu rõ yêu cầu về bố trí thiết bị sản xuất như sau:
- Khoảng cách giữa các máy hàn không được nhỏ hơn l,5m. Khoảng cách giữa các máy hàn tự động không được nhỏ hơn 2m.
- Khi bố trí các máy hàn hồ quang acgông và hàn trong môi trường khí cácbonic phải đảm bảo loại trừ khả năng thấm và lọt khí sang các buồng lân cận.
- Chiều dài dây dẫn điện từ nơi cấp điện áp sơ cấp đến thiết bị hàn di động không được vượt quá l0m.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?