Tiêu chuẩn trở thành người thực hiện tư vấn pháp luật là gì? Cử nhân Luật có được làm tư vấn viên pháp luật không?
Người thực hiện tư vấn pháp luật là những ai?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
- Tư vấn viên pháp luật;
- Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
- Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Cử nhân Luật có được làm Tư vấn viên pháp luật không?
Điều kiện để trở thành Tư vấn viên pháp luật được quy định tại Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Căn cứ vào quy định trên thì cử nhân luật phải có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì mới trở thành tư vấn viên pháp luật.
Tiêu chuẩn trở thành người thực hiện tư vấn pháp luật là gì? Cử nhân Luật có được làm Tư vấn viên pháp luật không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của người thực hiện tư vấn pháp luật là gì?
Tiêu chuẩn đối với Tư vấn viên pháp luật được quy định tại Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP năm 2008 như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Tiêu chuẩn đối với luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại Điều 21 Nghị định 77/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết bởi Điều 17 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh
1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh là luật sư đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư.
2. Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh với luật sư.
3. Phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ của luật sư được thực hiện theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động.
4. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng, Luật Luật sư
Tiêu chuẩn đối với Cộng tác viên tư vấn pháp luật theo quy định tại Điều 22 Nghị định 77/2008/NĐ-CP năm 2008 hướng dẫn chi tiết bởi Điều 18 Thông tư 01/2010/TT-BTP năm 2010 như sau:
Cộng tác viên tư vấn pháp luật
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được làm cộng tác viên tư vấn pháp luật:
a) Người có bằng cử nhân luật hoặc người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.
b) Người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác.
c) Những người sau đây thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
- Người có bằng trung cấp luật;
- Người có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên gồm: Cán sự pháp lý làm việc trong ngành Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang; hội thẩm nhân dân; người công tác trong các ngành khác có hiểu biết pháp luật.
- Thành viên tổ hòa giải; thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; già làng; trưởng bản, trưởng thôn, xóm, ấp, sóc, bon; trưởng các dòng họ; đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở là người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng.
Như vậy, công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên để trở thành một cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?