Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 về nguyên tắc năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 về nguyên tắc năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng ra sao?
Tại tiết 7.2.3 tiểu mục 7.2 Mục 7 TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 quy định về nguyên tắc năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng như sau:
(1) Đánh giá
Chuyên gia đánh giá của tổ chức chứng nhận phải có kiến thức về các nguyên tắc năng lượng. Nguyên tắc năng lượng phải bao gồm ít nhất: dạng năng lượng, việc sử dụng năng lượng, chuyển đổi năng lượng, tính toán năng lượng theo các đơn vị (ví dụ kWh thành TJ) và công suất khác nhau.
Đoàn đánh giá của tổ chức chứng nhận phải có kiến thức về các nguyên tắc sau:
- sự cháy nhiên liệu;
- dòng năng lượng;
- tổn thất năng lượng;
- hiệu suất năng lượng;
- cân bằng năng lượng.
(2) Thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận
Nhân sự chịu trách nhiệm thẩm xét báo cáo đánh giá và ra quyết định chứng nhận của tổ chức chứng nhận phải có kiến thức về các nguyên tắc năng lượng, bao gồm các dạng năng lượng, việc sử dụng năng lượng và chuyển đổi năng lượng.
(3) Thực hiện xem xét đăng ký để xác định năng lực cần thiết của đoàn đánh giá, lựa chọn thành viên đoàn đánh giá và xác định thời gian đánh giá
Nhân sự chịu trách nhiệm xem xét đăng ký, lựa chọn đoàn đánh giá, xác định năng lực đánh giá cần thiết và xác định thời gian đánh giá phải có kiến thức về nguyên tắc năng lượng, bao gồm dạng năng lượng, việc sử dụng năng lượng, chuyển đổi năng lượng và tính toán năng lượng theo các đơn vị tính khác nhau (ví dụ: kWh sang TJ).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 về nguyên tắc năng lượng của hệ thống quản lý năng lượng ra sao? (Hình ảnh Internet)
Chứng nhận lần đầu hệ thống quản lý năng lượng như thế nào?
Tại tiểu mục 9.3 Mục 9 TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 quy định về chứng nhận lần đầu hệ thống quản lý năng lượng như sau:
- Giai đoạn 1
Áp dụng các yêu cầu ở 9.3, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
Giai đoạn 1 phải bao gồm:
+ xem xét thông tin dạng văn bản về phạm vi và (các) ranh giới;
+ xác nhận về phạm vi và (các) ranh giới của EnMS cho việc chứng nhận;
+ xác nhận số nhân sự hiệu dụng của EnMS, các dạng năng lượng, các SEU và tiêu thụ năng lượng hàng năm, để xem xét và xác nhận thời gian đánh giá;
+ xem xét thông tin dạng văn bản từ quá trình hoạch định EnMS;
+ xem xét để xác nhận (các) EnPI và (các) EnB tương ứng được tổ chức khách hàng sử dụng để xác định kết quả thực hiện năng lượng;
+ xem xét thông tin dạng văn bản liên quan đến các cơ hội cải tiến kết quả thực hiện năng lượng đã được xác định và lập thứ tự ưu tiên và các mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và kế hoạch hành động.
Dựa trên kết quả đầu ra của giai đoạn 1, tổ chức chứng nhận phải xác nhận năng lực cần thiết cho giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2
+ Trong đánh giá giai đoạn 2, đoàn đánh giá phải xem xét bằng chứng đánh giá cần thiết để xác định có chứng tỏ được hay không việc cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng trước khi đưa ra khuyến nghị.
+ Tổ chức chứng nhận phải phân tích bằng chứng đánh giá cần thiết để xác định có chứng tỏ được hay không việc cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng trước khi ra quyết định chứng nhận. Việc xác nhận cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng phải được yêu cầu cho việc cấp chứng nhận lần đầu.
CHÚ THÍCH: Ví dụ về cách thức tổ chức khách hàng có thể chứng tỏ việc cải tiến kết quả thực hiện năng lượng được nêu trong TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018), A.10. Thông tin bổ sung về việc cải tiến kết quả thực hiện năng lượng được nêu trong Phụ lục C.
Quyết định chứng nhận và duy trì chứng nhận của hệ thống quản lý năng lượng quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 9.5 Mục 9 TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 quy định về quyết định chứng nhận của hệ thống quản lý năng lượng như sau:
- Khái quát: Áp dụng các yêu cầu ở 9.5.1, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
- Hành động trước khi ra quyết định: Áp dụng các yêu cầu ở 9.5.2, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
- Thông tin để cấp chứng nhận lần đầu: Áp dụng các yêu cầu ở 9.5.3, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
Ngoài ra, tổ chức chứng nhận phải xem xét bằng chứng đánh giá cần thiết để xác định có chứng tỏ được hay không việc cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng trước khi ra quyết định chứng nhận lần đầu.
- Thông tin để cấp chứng nhận lại
+ Áp dụng các yêu cầu ở 9.5.4, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
+ Ngoài ra, tổ chức chứng nhận phải xem xét các bằng chứng cần thiết để xác định có chứng tỏ được hay không việc cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng trước khi ra quyết định chứng nhận lại.
+ Phải yêu cầu việc xác nhận cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng cho việc cấp chứng nhận lại.
Tại tiểu mục 9.6 Mục 9 TCVN ISO 50003:2023 ISO 50003:2021 quy định về duy trì chứng nhận của hệ thống quản lý năng lượng như sau:
(1) Khái quát
- Áp dụng các yêu cầu ở 9.6.1, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
- Ngoài ra, khi tiến hành đánh giá EnMS, tổ chức chứng nhận phải đảm bảo rằng trong toàn bộ chu kỳ chứng nhận, bằng chứng liên quan đến toàn bộ EnMS, bao gồm cả kết quả thực hiện về năng lượng và cải tiến kết quả thực hiện năng lượng được thu thập, đánh giá và ghi nhận làm bằng chứng trong báo cáo đánh giá.
CHÚ THÍCH: Bằng chứng liên quan đến cải tiến kết quả thực hiện năng lượng, xem 9.3.2; 9.6.2 và 9.6.3.
(2) Đánh giá giám sát
- Áp dụng các yêu cầu ở 9.6.2, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
- Ngoài ra, tại thời điểm đánh giá giám sát, tổ chức khách hàng phải có khả năng chứng tỏ việc thực hiện các hành động cải tiến kết quả thực hiện năng lượng. Trong quá trình đánh giá giám sát, không đòi hỏi việc chứng tỏ đã đạt được cải tiến kết quả thực hiện năng lượng (xem 9.4.8).
(3) Chứng nhận lại
- Áp dụng các yêu cầu ở 9.6.3, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
- Ngoài ra, trong quá trình đánh giá chứng nhận lại, đoàn đánh giá phải xem xét các bằng chứng đánh giá cần thiết để xác định có chứng tỏ được hay không việc cải tiến liên tục kết quả thực hiện năng lượng trước khi đưa ra khuyến nghị.
- Đánh giá chứng nhận lại phải tính đến bất kỳ thay đổi lớn nào bao gồm cả thay đổi về cơ sở vật chất, thiết bị, hệ thống hoặc các quá trình.
CHÚ THÍCH: Các thay đổi có thể dẫn đến nhu cầu rà soát lại các ENPI hoặc EnB.
(4) Đánh giá đặc biệt: Áp dụng các yêu cầu ở 9.6.4, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
(5) Đình chỉ, hủy bỏ hoặc thu hẹp phạm vi chứng nhận: Áp dụng các yêu cầu ở 9.6.5, TCVN ISO/IEC 17021-1:2015 (ISO/IEC 17021-1:2015).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?