Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 yêu cầu về hệ thống đỡ quạt của quạt công nghiệp? Các giới hạn rung của quạt cho vận hành ở hiện trường như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 yêu cầu về hệ thống đỡ quạt ra sao?
Tại tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 yêu cầu về hệ thống đỡ quạt như sau:
Các phương án lắp đặt quạt được phân loại đối với tính khốc liệt của rung theo tính mềm dẻo của bệ đỡ của chúng. Để được phân loại là bệ đỡ cứng quạt và hệ thống đỡ nên có tần số riêng cơ sở (thấp nhất) vượt quá tốc độ vận hành.
Để được phân loại là bệ đỡ mềm, quạt và hệ thống đỡ nên có tần số riêng cơ sở thấp hơn tốc độ vận hành. Thông thường, một nền móng bê tông lớn được thiết kế có chất lượng tốt sẽ dẫn đến bệ đỡ cứng, trong khi quạt được lắp trên các bộ phận cách rung sẽ được phân loại là được đỡ mềm.
Các quạt được lắp trên khung bằng thép có thể được xếp vào một trong hai loại tùy thuộc vào thiết kế kết cấu. Trong trường hợp có nghi ngờ, có thể cần đến sự phân tích hoặc các thử nghiệm để xác định tần số riêng cơ sở. Lưu ý rằng, trong một số trường hợp một quạt có thể được phân loại là được đỡ cứng trong một hướng đo và được đỡ mềm trong hướng đo khác.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 yêu cầu về hệ thống đỡ quạt của quạt công nghiệp? (Hình từ Internet)
Các giới hạn rung của quạt cho vận hành ở hiện trường được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 8.4 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 yêu cầu về hệ thống đỡ quạt như sau:
Mức rung ở hiện trường của bất cứ quạt nào không chỉ duy nhất phụ thuộc vào cấp cân bằng. Các yếu tố lắp đặt, khối lượng và độ cứng vững của hệ thống đỡ sẽ ảnh hưởng đến mức rung ở hiện trường . Do đó mức rung của quạt ở hiện trường không thuộc trách nhiệm của nhà sản xuất quạt trừ khi được quy định trong hợp đồng mua hàng.
Các mức rung trong Bảng 5 là các mức rung có tính hướng dẫn cho vận hành được chấp nhận của các quạt trong các loại ứng dụng khác nhau. Các giá trị được chỉ dẫn là các giá trị đo ngoài bộ lọc được lấy trên các thân ổ trục và là các tốc độ được đo bằng milimet trên giây (mm/s).
Mức khốc liệt của rung của các quạt mới được đưa vào vận hành nên ở mức bằng hoặc thấp hơn mức "khởi động". Vì sự vận hành của quạt tăng lên theo thời gian cho nên mức rung sẽ tăng lên do mòn và các tác động được tích tụ khác. Thông thường độ tăng của rung là hợp lý và an toàn chừng nào mức rung không đạt tới "báo động".
Nếu mức khốc liệt của rung tăng lên tới mức "báo động", nên bắt đầu ngay việc nghiên cứu để xác định nguyên nhân của tăng mức rung và có hành động để sửa chữa. Sự vận hành ở tình trạng này nên được giám sát cẩn thận và được hạn chế ở thời gian yêu cầu để triển khai chương trình sửa chữa nguyên nhân làm cho mức rung tăng lên.
Nếu mức khốc liệt của rung tăng lên tới mức "ngắt" thì phải có ngay hành động sửa chữa hoặc ngắt quạt. Không thực hiện được việc giảm rung ở mức ngắt để đạt được mức rung chấp nhận được có thể là do hư hỏng của ổ trục, rạn nứt các bộ phận của rôto và của các mối hàn kết cấu thân quạt và cuối cùng là hư hỏng phá hủy.
Dữ liệu đã qua là một yếu tố quan trọng khi xem xét tính khốc liệt của rung của bất cứ thiết bị quạt nào. Sự thay đổi đột ngột trong mức rung có thể chỉ báo cần thiết phải kiểm tra hoặc bảo dưỡng tức thời. Các giá trị này nên được đánh giá và điều chỉnh cho mỗi thiết bị quạt dựa trên dữ liệu vận hành hoặc dữ liệu đã qua. Các thay đổi nhất thời trong mức rung do bôi trơn lại hoặc bảo dưỡng không nên được sử dụng để đánh giá tình trạng của thiết bị.
Bảng 5 - Các giới hạn rung địa chấn cho các thử nghiệm điện tiến hành ở hiện trường
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 yêu cầu về dụng cụ đo và sự hiệu chuẩn như thế nào?
Tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9075:2011 yêu cầu dụng cụ đo và sự hiệu chuẩn như sau:
* Dụng cụ đo
- Các dụng cụ đo và máy cân bằng được sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ và ở trong thời gian có hiệu lực của hiệu chuẩn. Xem Điều 8 của ISO 1940-1:1986. Khoảng thời gian hiệu chuẩn đối với dụng cụ nên theo khuyến nghị của nhà sản xuất dụng cụ. Các dụng cụ đo phải có trong tình trạng tốt và thích hợp với chức năng quy định trong toàn bộ khoảng thời gian thử nghiệm.
- Nhân viên vận hành các dụng cụ đo kiểm phải làm quen với dụng cụ và phải có đủ kinh nghiệm để phát hiện sự trục trặc có thể có hoặc sự suy giảm chất lượng sử dụng của dụng cụ, khi các dụng cụ yêu cầu được sửa chữa hoặc hiệu chuẩn thì chúng phải được tháo ra khỏi hệ thống thử nghiệm tới khi công việc sửa chữa đã được thực hiện.
* Hiệu chuẩn
- Tất cả các dụng cụ đo kiểm phải được hiệu chuẩn theo một tiêu chuẩn đã cho.
- Sự phức tạp của hiệu chuẩn có thể thay đổi từ kiểm tra về vật lý đến hiệu chuẩn đầy đủ. Sử dụng một số lượng nhỏ các khối lượng hiệu chuẩn để xác định độ (lượng) mất cân bằng còn dư như đã mô tả trong 8.3 của ISO 1940-1: 1986 là một phương pháp hiệu chuẩn dụng cụ đã được chấp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?