Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9016:2011 về rau tươi - phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9016:2011 về rau tươi - phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9016:2011 do Viện nghiên cứu rau quả biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9016:2011 hướng dẫn phương pháp lấy mẫu rau tươi ngoài đồng ruộng, trong nhà kính, nhà lưới, nhà màng để phân tích các chỉ tiêu vật lý, hoá học và vi sinh vật.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9016:2011. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 5102:1990 (ISO 874:1980) Rau quả tươi – Lấy mẫu.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9016:2011 về rau tươi - phương pháp lấy mẫu trên ruộng sản xuất thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu chung về phương pháp lấy mẫu rau tươi trên ruộng sản xuất như thế nào?
Căn cứ tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9016:2011, quy định yêu cầu chung về phương pháp lấy mẫu rau tươi trên ruộng sản xuất gồm có như sau:
(1) Yêu cầu chung đối với lấy mẫu rau tươi:
Việc lấy mẫu phải được tiến hành sao cho mẫu thử nghiệm thu được mang tính đại diện cho lô ruộng sản xuất.
Quá trình lấy mẫu ngoài đồng ruộng đến khi đưa mẫu vào phân tích tại phòng thử nghiệm phải đảm bảo rằng mẫu không bị thay đổi các tính chất cơ, lý, hóa học hay thành phần vi sinh vật.
Phương pháp lấy mẫu, khối lượng mẫu thử nghiệm phụ thuộc vào mục đích của việc lấy mẫu, qui mô, cách thức sản xuất và từng loại rau cụ thể.
(2) Người lấy mẫu:
Người lấy mẫu phải có chứng chỉ đào tạo về lấy mẫu rau theo quy định hiện hành. Người lấy mẫu phải có biện pháp thích hợp tránh nhiễm bẩn mẫu từ bên ngoài.
(3) Thời điểm lấy mẫu:
Mẫu được lấy tại thời điểm thu hoạch, tránh thời gian nắng gắt hay đang mưa.
(4) Xác định lô ruộng sản xuất cần lấy mẫu:
Trước khi tiến hành lấy mẫu, cần xác định:
- Chủ lô ruộng sản xuất, địa chỉ, sơ đồ giải thửa và diện tích của lô ruộng, chủng loại rau cần lấy mẫu. Trường hợp lô ruộng có kích thước lớn phải chia thành các lô ruộng nhỏ theo quy định tại 6.1.
- Số mẫu thử nghiệm, mẫu lưu (nếu cần); số mẫu đơn tối thiểu trên một mẫu thử nghiệm; sự phân bố các điểm lấy mẫu trên lô ruộng sản xuất.
Yêu cầu về dụng cụ và thiết bị lấy mẫu rau tươi trên ruộng sản xuất như thế nào?
Căn cứ tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9016:2011, quy định yêu cầu về dụng cụ và thiết bị lấy mẫu rau tươi trên ruộng sản xuất như sau:
(1) Dụng cụ lấy mẫu:
- Dụng cụ lấy mẫu để phân tích chỉ tiêu vật lý và hoá học:
Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô, sắc bén, không gỉ, không gây dập nát và không làm thay đổi thành phần hóa học của sản phẩm.
- Dụng cụ lấy mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật:
Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô sắc bén, không gỉ, không gây dập nát, không làm thay đổi hệ vi sinh vật của sản phẩm và phải được khử trùng trước khi sử dụng. Có thể khử trùng bằng một trong các phương pháp sau:
+ Khử trùng khô ở nhiệt độ 170 0C trong tủ sấy tối thiểu 60 min;
+ Khử trùng ướt ở nhiệt độ 121 0C trong nồi hấp tiệt trùng tối thiểu 15 min;
+ Chiếu xạ bằng đèn tử ngoại với liều lượng và thời gian vừa đủ.
Sau khi khử trùng bằng một trong các phương pháp trên, dụng cụ lấy mẫu phải được bảo quản trong điều kiện vô trùng cho đến khi sử dụng.
Nếu trong trường hợp đặc biệt, không có điều kiện áp dụng một trong ba phương pháp trên thì có thể dùng một trong các phương pháp thay thế sau đây:
+ Đốt trên ngọn lửa thích hợp;
+ Nhúng ngập trong dung dịch etanol rồi để khô;
+ Lau sạch bề mặt bằng bông tẩm etanol 70 %;
+ Nhúng ngập trong nước ở nhiệt độ sôi 100 0C trong thời gian từ 10 min đến 20 min.
Dụng cụ lấy mẫu được khử trùng bằng phương pháp thay thế phải được sử dụng ngay sau khi khô hay nguội.
(2) Vật chứa mẫu:
- Yêu cầu chung:
Vật chứa mẫu phải có dung tích và hình dạng phù hợp với kích thước của các đơn vị mẫu. Vật liệu của vật chứa tiếp xúc trực tiếp với mẫu phải không thấm nước, không hòa tan, không hấp thụ và không gây tổn thương cơ giới cho rau.
- Vật chứa mẫu để phân tích chỉ tiêu vật lý và hoá học:
Vật chứa mẫu phải sạch, khô, có tác dụng bảo vệ được mẫu, không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích tính chất vật lý và hoá học của mẫu.
- Vật chứa mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật:
Vật chứa mẫu phải sạch, khô, có tác dụng bảo vệ được mẫu, không làm thay đổi hệ vi sinh vật của mẫu.
(3) Tấm lược mẫu
- Yêu cầu chung:
Tấm lược mẫu phải có diện tích phù hợp với kích thước và khối lượng mẫu chung.
- Tấm lược mẫu để phân tích chỉ tiêu vật lý và hoá học:
Tấm lược mẫu phải sạch, khô, không làm thay đổi tính chất vật lý và hoá học của mẫu.
- Tấm lược mẫu để phân tích chỉ tiêu vi sinh vật:
Tấm lược mẫu phải sạch, khô, không làm thay đổi hệ vi sinh vật của mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?