Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 về bệnh thủy sản quy trình chẩn đoán bệnh do RSIV ở cá biển thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 về bệnh thủy sản quy trình chẩn đoán bệnh do RSIV ở cá biển thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 28: Bệnh do RSIV ở cá biển cảnh báo việc áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 quy định quy trình chẩn đoán bệnh do RSIV ở cá biển.
Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh do RSIV ở cá biển (Red sea bream iridoviral disease)
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do tác nhân RSIV (red sea bream iridovirus) gây ra ở cá tráp biển đỏ nuôi (Pagrus major) và ở hơn 30 loài cá biển thuộc họ Perciformes và Pleuronectiformes. Cá bị mắc bệnh trở nên lờ đờ, biểu hiện thiếu máu nghiêm trọng, đốm xuất huyết ở mang và lách to.
Vi rút Red sea bream iridovirus - RSIV
Là vi rút thuộc chi Megalocytivirus trong họ Iridoviridae, có hệ gen là một ADN mạch kép thẳng có kích thước ~ 112 kbp với hàm lượng G + C từ 53-55%, vi rút hình đa diện có 20 mặt, đường kính nhân 140-160nm, vỏ bao quanh đường kính 220-240nm. Chi Megalocytivirus bao gồm Vi rút RSIV (Red sea bream iridovirus), vi rút ISKNV (Infectious spleen and kidney necrosis virus) và vi rút TRBIV (Turbot reddish body iridovirus).
CHÚ THÍCH: Theo OIE/WOAH (2019) Manual of Diagnostic Tests for Aquatic Animal, Chapter 2.3.8 Red Seabream Iridoviral Disease, vi rút RSIV và ISKNV đều là tác nhân gây bệnh RSIVD, vi rút TRBIV là tác nhân gây bệnh cho một số loài cá Bơn nhưng chưa có nghiên cứu về vai trò của vi rút TRBIV đối với bệnh RSIVD. Tiêu chuẩn này tập trung đến tác nhân vi rút RSIV gây bệnh RSIVD. Cặp mồi phát hiện ISKNV và TRBIV có được đề cập để chẩn đoán phân biệt với vi rút RSIV trong trường hợp cần thiết.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 về bệnh thủy sản quy trình chẩn đoán bệnh do RSIV ở cá biển thế nào? (Hình từ Internet)
Thuốc thử và vật liệu thử chẩn đoán bệnh do RSIV ở cá biển thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 quy định thuốc thử và vật liệu thử chẩn đoán bệnh do RSIV ở cá biển như sau:
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích, sử dụng nước cất, nước khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ các trường hợp có quy định khác.
Thuốc thử và vật liệu thử dùng chung
+ Ethanol, từ 70 % đến ethanol tuyệt đối.
+ Dung dịch muối đệm phosphate (PBS), (xem A.2).
Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp sinh học phân tử
+ Cặp mồi (primes), gồm mồi xuôi và mồi ngược PCR
+ Cặp mồi (primes), gồm mồi xuôi và mồi ngược, Dò (Probe) realtime PCR
+ Kít tách chiết ADN
+ Kít nhân gen PCR
+ Kít nhân gen realtime PCR
+ Dung dịch đệm TE
+ Thang chuẩn ADN (ladder/ marker)
+ Nước tinh khiết, không có nuclease
+ Thạch agarose
+ Dung dịch đệm TAE hoặc TBE (xem A.1)
+ Chất nhuộm màu, Ví dụ: sybr safe
+ Chất đệm tải mẫu (loading dye 6X)
Thuốc thử và vật liệu dùng cho phương pháp nuôi cấy phân lập vi rút trên môi trường tế bào
+ FBS
+ GF
+ BME
Chẩn đoán lâm sàng bệnh do RSIV ở cá biển ra sao?
Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-28:2023 quy định chẩn đoán lâm sàng bệnh do RSIV ở cá biển như sau:
(1) Đặc điểm dịch tễ
Bệnh RSIVD đã lan rộng đến các nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Loài cảm nhiễm RSIV: Cá tráp đỏ (Pagrus major), cá tráp đen (Acanthopagrus schlegeli), cá tráp vây vàng (Acanthopagrus latus), cá tráp đỏ (Evynnis japonica), Cá cam Nhật Bản (Seriola quinqueradiata), cá thu lớn (Seriola dumerili), cá thu (Seriola lalandi), cá háo sọc (Pseudocaranx dentex), cá ngừ vây xanh đại tây dương (Thunnus thynnus), cá thu Nhật Bản (Scomberomorus niphonius), Cá sa ba (Scomber japonicus), Cá Sòng Nhật Bản (Trachurus japonicus), Cá vẹt Nhật Bản (Oplegnathus fasciatus), cá trác đá (Oplegnathus punctatus), cá giò (Rachycentron canadum), Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii), cá Sạo xám (Parapristipoma trilineatum), cá Kẽm lang (Plectorhinchus cinctus), cá hè Trung Hoa (Lethrinus haematopterus), cá hè dài (Lethrinus nebulosus), largescale blackfish (Girella punctata), cá đá (Sebastes schlegeli), cá đỏ dạ lớn (Pseudosciaena crocea), cá Vược Nhật (Lateolabrax japonicus), Lateolabrax sp, cá vược (Lates calcarifer), cá vược đen (Micropterus salmoides), cá bơn vằn răng thưa (Paralichthys olivaceus), spotted halibut (Verasper variegatus), Cá nóc hổ (Takifugu rubripes), cá rô Trung Quốc (Siniperca chuatsi), cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus), cá đối mục (Mugil cephalus), cá mú (Epinephelus spp).
Loài cảm nhiễm ISKNV: cá rô Trung Quốc (Siniperca chuatsi), cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus), cá đối đầu dẹt (Mugil cephalus) và cá mú (Epinephelus sp).
Loài cảm nhiễm TRBIV: các loài Cá bơn (Paralichthys olivaceus).
- Cá ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên giai đoạn cá giống dễ bị nhiễm hơn giai đoạn trưởng thành.
- Tỷ lệ chết tùy thuộc vào loài cá nhiễm bệnh, kích thước, tuổi cá, nhiệt độ mà khác nhau (từ 0% đến 100%).
- Dịch bùng phát chủ yếu vào mùa hè ở nhiệt độ nước thích hợp từ 25 °C trở lên.
- Bệnh lây truyền chủ yếu theo phương thức truyền ngang trong môi trường nước, khả năng truyền dọc (từ cá bố mẹ) của vi rút chưa được nghiên cứu
(2) Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu bệnh tích
- Cá bị nhiễm RSIV có biểu hiện lờ đờ, bơi bất thường, cơ thể chuyển màu đen, đặc biệt là phần cuối thân, mang nhợt nhạt. Cá bệnh nặng nổi lên tầng mặt sau đó từ từ chìm xuống đáy và chết, nên gọi là bệnh “cá ngủ”.
- Cá bị bệnh có biểu hiện loét vây, xuất huyết ở da và mang, lá lách và thận, sưng to, tích dịch trong xoang bụng. Các đại thực bào bắt màu bazơ khi nhuộm Giemsa trong mô lách, thận, mang, tim và gan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?