Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia súc như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia súc như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia súc như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc quy định quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia súc do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra.

Chú ý: Việc áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng.

Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 có giải thích:

+ Bệnh nhiệt thán / bệnh than (anthrax) là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra ở nhiều loài động vật và có thể lây sang người.

+ Bacillus anthracis là trực khuẩn gram dương, hiếu khí, không di động, có hình thành giáp mô và nha bào, chiều rộng có kích thước từ 1 μm đến 1,2 μm và chiều dài có kích thước từ 3 μm đến 5 μm.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia súc như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia súc như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn chẩn đoán lâm sàng bệnh nhiệt thán ở gia súc như thế nào?

Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 có quy định việc chẩn đoán lâm sàng bệnh nhiệt thán ở gia súc như sau:

(1) Đặc điểm dịch tễ

- Bệnh thường xảy ra ở những vùng trước đó đã xuất hiện bệnh, hoặc do vận chuyển gia súc từ vùng có dịch nhiệt thán đến.

- Bệnh thường phát sinh vào mùa nóng ẩm, những tháng mưa nhiều hay cuối xuân đầu hè.

- Động vật ăn cỏ mẫn cảm nhất với bệnh. Lợn ít cảm nhiễm với bệnh hơn và thường mắc ở thể cục bộ. Người cũng dễ bị nhiễm bệnh.

- Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do ăn thức ăn, nước uống... có lẫn nha bào nhiệt thán. Bệnh cũng lây lan qua đường hô hấp hay các vết thương trên da.

(2) Triệu chứng lâm sàng

+ Đối với loài nhai lại

Triệu chứng của bệnh nhiệt thán ở loài nhai lại có 3 thể: Thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể á cấp tinh.

(i) Thể quá cấp tính

- Thể bệnh này thường gặp ở trâu, bò, dê, cừu và xảy ra ở đầu ổ dịch;

- Gia súc sốt cao từ 40,5 °C đến 42,5 °C, run rẩy, thở gấp, các niêm mạc đỏ ửng hay tím bầm, nghiến răng, thè lưỡi, đầu gục xuống, mắt đỏ, đi loạng choạng, đứng không vững;

- Gia súc chết nhanh sau khi xuất hiện triệu chứng từ một đến vài giờ;

- Sau khi chết, các lỗ tự nhiên chảy máu đen và khó đông.

(ii) Thể cấp tính

- Gia súc sốt cao từ 40 °C đến 42 °C, tim đập nhanh, thở nhanh, niêm mạc đỏ thẫm;

- Phân màu đen lẫn máu, nước tiểu lẫn máu;

- Mồm, mũi có bọt màu hồng lẫn máu;

- Hầu, ngực và bụng bị sưng, nóng;

- Gia súc thường chết sau từ 1 ngày đến 3 ngày mắc bệnh.

(iii) Thể á cấp tính

- Gia súc sốt cao, ăn ít hay bỏ ăn.

- Đặc trưng của thể này là hình thành những ung sưng thủy thũng ở những vùng da mỏng và có thể lan rộng. Ban đầu, trên da có các vùng sưng, sở thấy nóng, gia súc có biểu hiện đau. Tiếp sau, sờ thấy các ung không nóng, gia súc không đau, các ung loét ra, chảy nước vàng, lẫn máu;

- Niêm mạc mắt, miệng, hậu môn màu đỏ.

++ Đối với ngựa

Ngựa sốt từ 41 °C đến 42 °C, đau bụng dữ dội khó thở. Ngựa run rẩy, nước tiểu lẫn máu, phân lẫn máu và mủ. Mũi, miệng có thể chảy máu, con vật chết nhanh, sau khi chết bụng chướng to, lòi dom.

+++ Đối với lợn

Lợn bị sưng hầu, có khi lan xuống cả ngực, bụng, lên mặt. Chỗ sưng có màu đỏ sẫm, tím bầm. Lợn khó nuốt, khó thở, không kêu được

(3) Bệnh tích

- Xác gia súc trương to, có máu thâm đen không đông chảy ra từ các lỗ tự nhiên;

- Niêm mạc mắt, miệng, hậu môn tím tái và có nhiều điểm xuất huyết;

- Phù nề rõ ở vùng đầu, cổ, hầu, ngực, bụng. Xác chết mềm, không cứng;

- Trong trường hợp mổ khám thấy các vùng bị phù nề có nhiều điểm viêm tiết dịch và xuất huyết điểm;

- Lách sưng to, chảy máu màu thâm đen và không đông, nhanh thối và dễ nát;

- Hạch lâm ba ở các cơ quan hoặc tại vùng đó cũng sưng rất to, khi bổ đôi thấy chúng khô giòn, xuất huyết điểm tràn lan;

- Ruột có nhiều đám loét, ổ loét đen;

- Gan, thận, phổi, bị xung huyết.

Hướng dẫn xác định sự mẫn cảm của B. anthracis với penicillin ra sao?

Theo Phụ lục C ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 quy định xác định sự mẫn cảm của B. anthracis với penicillin như sau:

Vi khuẩn B. anthracis thường mẫn cảm với kháng sinh penicillin. Đây là đặc điểm khác với các loài Bacillus khác.

Cách tiến hành:

- Dùng que cấy lấy khuẩn lạc nghi ngờ là B. anthracis đã được nuôi cấy đưa vào ống nghiệm chứa 1,5 ml môi trường BHI vô trùng, nuôi cấy hiếu khí ở 37 °C trong khoảng từ 2 h đến 4 h. Điều chỉnh độ đục của canh khuẩn để đạt được nồng độ vi khuẩn tương đương với độ đục McFarland 0,5.

- Dùng tăm bông vô trùng lấy canh khuẩn B. anthracis có độ đục McFarland 0,5 láng đều lên toàn bộ bề mặt của đĩa petri thạch Mueller Hinton hoặc thạch máu. Đặt khoanh giấy tẩm kháng sinh penicillin G 10 IU lên đĩa thạch và ấn nhẹ để đảm bảo khoanh giấy tẩm kháng sinh tiếp xúc với mặt thạch. Đặt đĩa thạch này vào trong tủ ấm ở 37 °C với điều kiện hiếu khí, trong khoảng từ 18 h đến 24 h.

CHÚ THÍCH: Sử dụng Bacilus cereus là một đối chứng kháng với kháng sinh penicillin và vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 29213 là chủng mẫn cảm với kháng sinh penicillin.

Đọc kết quả: Đo vòng vô khuẩn và đánh giá.

- Dương tính (mẫn cảm với kháng sinh penicillin): Vòng vô khuẩn lớn hơn hoặc bằng 29 mm;

- Âm tính (kháng với kháng sinh penicillin): Vòng vô khuẩn nhỏ hơn 29 mm.

Bệnh Nhiệt thán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định của pháp luật hiện hành về bệnh tích của bệnh nhiệt thán như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán ở gia súc như thế nào?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Pháp luật
Lợn có dễ mắc bệnh nhiệt thán ở gia xúc hay không? Trường hợp mắc bệnh sẽ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Bò có triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiệt thán ở thể nào thì sẽ có tỷ lệ tử vong cao? Có phải chỉ mỗi gia súc mới có thể mắc bệnh nhiệt thán hay không?
Pháp luật
Khi lấy mẫu bệnh phẩm ở bò nghi mắc bệnh nhiệt thán thì cần lưu ý những gì? Mẫu bệnh phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu?
Pháp luật
Bò thường mắc bệnh nhiệt thán vào thời gian nào trong năm? Tỷ lệ tử vong của bò khi mắc bệnh nhiệt thán có cao hay không?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở bò là bệnh gì? Bò mắc bệnh nhiệt thán sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Bệnh Nhiệt thán là gì? Quy định về trách nhiệm khai báo khi phát hiện động vật mắc bệnh nhiệt thán?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh Nhiệt thán
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
346 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh Nhiệt thán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh Nhiệt thán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào