Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 hướng dẫn việc xác định phản ứng với lửa của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 hướng dẫn việc xác định phản ứng với lửa của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng?
- Xác định khả năng cách nhiệt của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng được hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 ra sao?
- Xác định độ bền kéo rách sau thí nghiệm già hóa nhiệt của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng được hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 hướng dẫn việc xác định phản ứng với lửa của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng?
Tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 hướng dẫn việc xác định phản ứng với lửa của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng như sau:
* Xác định tính bắt lửa
Phương pháp thử nghiệm này là tóm tắt của tiêu chuẩn ISO 11925-2. Để biết thêm chi tiết, xem các thử nghiệm phản ứng với lửa đối với thành phẩm xây dựng - Phần 2: Tính bắt lửa khi tiếp xúc trực tiếp với lửa (ISO 11925-2:1998).
(1) Thiết bị, dụng cụ
- Một buồng đốt;
- Một nguồn phát lửa (bộ phận đánh lửa có thể được sử dụng ở góc nghiêng 45o);
- Một nguồn cung cấp prôpan thương phẩm ít nhất là 95% nguyên chất;
- Một bản giữ mẫu thử chuyên dụng;
- Một trụ đỡ điển hình như được minh họa ở hình 14, bàn giữ mẫu thử được gắn vào trụ đỡ này;
- Một đồng hồ bấm giây với vạch chia 0,2 giây;
- Một thiết bị đo chiều cao của ngọn lửa;
- Một thiết bị đo gió.
Chú dẫn:
1. Mẫu thử
2. Bàn giữ mẫu thử
3. Trụ đỡ
4. Chân bộ phận đánh lửa
5. Điểm tiếp xúc với lửa
Hình 11 - Sơ đồ thiết bị đo tính bắt lửa
(2) Điều kiện mẫu thử
Các mẫu thử phải được bảo quản ở nhiệt độ (23 ± 2) oC và độ ẩm tương đối là (50 ± 5) % trong vòng ít nhất 7 ngày.
(3) Cách tiến hành
- Khoảng cách giữa bộ phận đánh lửa và mẫu thử cần được kiểm tra.
- Bộ phận đánh lửa phải được đặt nghiêng một góc 45o
- Van của bộ phận đánh lửa cần được điều chỉnh sao cho chiều cao của ngọn lửa là 20 mm
- Đồng hồ bấm giây cần được khởi động vào thời điểm ngọn lửa bắt đầu tiếp xúc với mẫu thử.
- Ngọn lửa sẽ tác động vào đường chính giữa của mẫu thử (nếu mẫu thử có độ dày nhỏ hơn 3 mm thì ngọn lửa sẽ tác động vào điểm giữa của mẫu thử, 1.5 mm về phía dưới tính từ mặt phía trên của mẫu thử).
- Ngọn lửa sẽ tác động trong vòng 15 giây theo yêu cầu (loại E).
- Thử nghiệm sẽ kết thúc 20 giây sau khi ngọn lửa được dập tắt.
- Thử nghiệm được tiến hành trên 6 mẫu thử khác nhau.
(4) Biểu thị kết quả
Đối với mỗi mẫu thử, các hiện tượng và thông số sau phải được ghi lại:
- Lửa có bốc cháy không;
- Lưỡi lửa có lan tới 150 mm hay không (ghi lại thời điểm);
- Phạm vi lan rộng tối đa của lửa (mm);
- Có xuất hiện sự nóng sáng hay không (ghi lại thời điểm);
- Có mảnh vụn nào bốc cháy không;
- Phạm vi khu vực bị hại (chiều dài và chiều rộng).
- Thử nghiệm được cho là thành công nếu lưỡi lửa không lan tới 150 mm trong 20 giây sau khi ngọn lửa được dập tắt (khi ngọn lửa tác động trong vòng 15 giây).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 hướng dẫn việc xác định phản ứng với lửa của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng? (Hình từ Internet)
Xác định khả năng cách nhiệt của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng được hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 ra sao?
Tại tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 Xác định khả năng cách nhiệt của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng như sau:
Phương pháp thử nghiệm này được thực hiện theo phương pháp ghi trong tiêu chuẩn ISO 8990:1994. Buồng nhiệt được che chắn và kiểm định trước khi thử.
* Thiết bị, dụng cụ.
- Một hộp cách ly
- Một nguồn nhiệt (điện trở)
- Một máy có thể ghi nhiều loại nhiệt độ
- 6 cặp nhiệt điện
- Một phòng có điều hòa không khí ở nhiệt độ (± 2) oC và độ ẩm là (55 ± 5) %.
Chú dẫn:
1. Hộp ngăn được đốt nóng
2. Mẫu thử
3. Ngăn có nhiệt độ thấp
4. Nguồn nhiệt
Hình 9 - Sơ đồ thiết bị đo nhiệt trở
* Cách tiến hành
- Phép đo khả năng cách nhiệt cần được thực hiện trong một căn phòng có nhiệt độ (23 ± 2) oC và độ ẩm tương đối là (55 ± 5) %.
- 6 Cặp nhiệt điện được đặt ở vị trí như đã được đề xuất ở tiêu chuẩn ISO 140-18.
- Mẫu thử được đặt trong chiếc hộp cách ly và phải được bịt kín để có thể giảm sự mất nhiệt ở mức tối thiểu. Bề mặt của mẫu thử cần lớn hơn 1 m2.
- Công suất đốt nóng (P) ở phía trong chiếc hộp cách ly phải được kiểm tra trước khi bắt đầu thử nghiệm.
- Khi hệ thống đã sẵn sàng, điện trở được bật lên và máy ghi nhiệt độ sẽ bắt đầu quá trình ghi nhiệt trong vòng 3 giờ.
- Sau 3 giờ, 6 chế độ nhiệt phải được ghi lại như sau:
+ Nhiệt độ bên ngăn đốt nóng:
Nhiệt độ không khí trung bình: Ta1
Nhiệt độ bức xạ trung bình: Tr1
Nhiệt độ bề mặt trung bình: Ts1
+ Nhiệt độ bên ngăn không đốt nóng:
Nhiệt độ không khí trung bình: Ta2
Nhệt độ bức xạ trung bình: Tr2
Nhiệt độ bề mặt trung bình: Ts2
- Biểu thị kết quả
+ Hệ số truyền nhiệt U tính bằng W/(m2.K) được tính theo công thức (5):
Trong đó:
P: công suất của điện trở tính bằng W;
A: bề mặt của mẫu thử tính bằng m2;
Tn1: Nhiệt độ môi trường trong hộp được nung nóng tính bằng oC;
Tn2: Nhiệt độ môi trường trong căn phòng có nhiệt độ thấp tính bằng oC
Xác định độ bền kéo rách sau thí nghiệm già hóa nhiệt của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng được hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 như thế nào?
Tại tiểu mục 8.1 Mục 8 xác định độ bền kéo rách sau thí nghiệm già hóa nhiệt của các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng được hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8052-2:2009 như sau:
- Thiết bị, dụng cụ
+ Xem 8.3 Thử nghiệm già hóa nhiệt.
+ Xem 5.2 Thử nghiệm độ bền kéo rách.
- Cách tiến hành
+ Trước hết cần tiến hành thử nghiệm già hóa nhiệt (theo mục 8.3) trên mỗi mẫu thử. Sau chu trình cuối cùng, các mẫu thử được bảo quản trong vòng 24 giờ trong các điều kiện của phòng thí nghiệm và tiến hành thử nghiệm về độ bền kéo rách theo mục 5.2.
+ Thử nghiệm được tiến hành trên 5 mẫu thử.
- Biểu thị kết quả
Kết quả là giá trị trung bình của 5 phép đo, được làm tròn đến 1 Niutơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?