Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 ISO về thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm - kỹ thuật, mức thử nghiệm và đánh giá thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 ISO về thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm - kỹ thuật, mức thử nghiệm và đánh giá thế nào?
- Thông tin yêu cầu trước khi thử nghiệm thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm ra sao?
- Quy định về thể tích thử nghiệm thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 ISO về thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm - kỹ thuật, mức thử nghiệm và đánh giá thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 thay thế TCVN 6735:2000.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 17640:2017.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 135 Thử không phá hủy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 quy định các kỹ thuật thử siêu âm bằng tay các liên kết hàn nóng chảy ở vật liệu kim loại có chiều dày ≥ 8 mm, có sự suy giảm siêu âm thấp (đặc biệt là do sự tán xạ) ở các nhiệt độ của đối tượng thử từ 0 °C đến 60 °C. Tiêu chuẩn này chủ yếu để sử dụng cho các liên kết hàn thấu hoàn toàn ở đó cả vật liệu hàn và vật liệu cơ bản đều thuộc thép ferit.
Khi các giá trị siêu âm phụ thuộc vào vật liệu được quy định trong tiêu chuẩn này, các giá trị này được dựa trên các loại thép có vận tốc siêu âm bằng (5920 ± 50) m/s với sóng dọc và bằng (3255 ± 30) m/s với sóng ngang.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 quy định bốn mức thử nghiệm, mỗi mức tương ứng với một xác suất phát hiện khuyết tật khác nhau. Hướng dẫn về việc chọn các mức thử nghiệm A, B và C được cho trong Phụ lục A.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 quy định rằng các yêu cầu của mức thử nghiệm D, được dự định sử dụng cho các ứng dụng đặc biệt, là phù hợp với các yêu cầu chung. Mức thử nghiệm D chỉ có thể được sử dụng khi được định rõ bởi quy định kỹ thuật. Việc này gồm cả các thử nghiệm kim loại khác với thép ferit, các thử nghiệm mối hàn thấu một phần, các thử nghiệm bằng thiết bị tự động và các thử nghiệm ở nhiệt độ của đối tượng thử nằm ngoài dải 0 °C đến 60 °C.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 có thể sử dụng cho việc đánh giá các mất liên tục, dùng cho mục đích chấp nhận, bằng một trong hai kỹ thuật sau:
- Đánh giá chủ yếu dựa vào chiều dài và biên độ âm dội của mất liên tục;
- Đánh giá dựa vào mô tả đặc tính và định kích cỡ của mất liên tục bằng kỹ thuật di chuyển đầu dò.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 ISO về thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm - kỹ thuật, mức thử nghiệm và đánh giá thế nào? (Hình từ internet)
Thông tin yêu cầu trước khi thử nghiệm thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm ra sao?
Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 quy định thông tin yêu cầu trước khi thử nghiệm thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm như sau:
(1) Các hạng mục cần được quy định:
Các hạng mục này gồm có:
- Phương pháp để cài đặt mức tham chiếu;
- Phương pháp cần sử dụng để đánh giá các khuyết tật;
- Các mức chấp nhận;
- Mức thử nghiệm;
- Giai đoạn chế tạo và vận hành tại đó thử nghiệm sẽ được tiến hành;
- Trình độ chuyên môn của nhân sự;
- Mức độ của thử nghiệm đối với các mất liên tục ngang;
- Các yêu cầu đối với thử nghiệm tiếp đôi bổ sung (theo ISO 16826);
- Thử nghiệm kim loại cơ bản trước và/hoặc sau khi hàn;
- Quy trình thử nghiệm bằng văn bản dù có yêu cầu hay không;
- Các yêu cầu đối với các quy trình thử nghiệm bằng văn bản.
(2) Thông tin cụ thể yêu cầu trước khi thử nghiệm
Trước khi có thể bắt đầu bất kỳ thử nghiệm liên kết hàn nào, người thử nghiệm phải được tiếp cận các thông tin cần thiết sau:
- Quy trình thử nghiệm bằng văn bản, nếu có yêu cầu (xem 6.3);
- Loại vật liệu cơ bản và dạng sản phẩm (tức là đúc, rèn, cán);
- Giai đoạn chế tạo hoặc làm việc tại đó thử nghiệm sẽ được thực hiện, gồm cả xử lý nhiệt, nếu có;
- Thời gian và mức độ của bất kỳ xử lý nhiệt sau hàn nào;
- Sự chuẩn bị và kích thước mối nối;
- Các yêu cầu đối với điều kiện bề mặt;
- Quy trình hàn hoặc thông tin liên quan về quá trình hàn;
- Các yêu cầu lập báo cáo;
- Các mức chấp nhận;
- Mức độ thử nghiệm, gồm cả các yêu cầu đối với các mất liên tục ngang, nếu liên quan;
- Mức thử nghiệm;
- Bậc trình độ chuyên môn của nhân sự;
- Quy trình cho các hành động khắc phục khi phát hiện các mất liên tục không được chấp nhận.
(3) Quy trình thử nghiệm bằng văn bản:
Các định nghĩa và các yêu cầu trong tiêu chuẩn này thường thỏa mãn nhu cầu cho một quy trình thử nghiệm bằng văn bản.
Khi không nằm trong trường hợp trên hoặc khi các kỹ thuật được mô tả trong tiêu chuẩn này không thích hợp áp dụng cho liên kết hàn sẽ được thử nghiệm, phải sử dụng các quy trình thử nghiệm bằng văn bản bổ sung, nếu quy định kỹ thuật có yêu cầu.
Quy định về thể tích thử nghiệm thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm như thế nào?
Căn cứ tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6735:2018 về thể tích thử nghiệm thử không phá hủy mối hàn - thử siêu âm như sau:
Thể tích thử nghiệm được xác định là vùng bao gồm mối hàn và vật liệu cơ bản và bề rộng của vùng ảnh hưởng nhiệt về mỗi phía của mối hàn hoặc ít nhất là 10 mm nếu không biết bề rộng của vùng ảnh hưởng nhiệt.
Trong mọi trường hợp, việc quét phải bao phủ toàn bộ thể tích thử nghiệm. Nếu các phần riêng lẻ của thể tích này không thể được bao phủ trong ít nhất một phương quét, hoặc nếu các góc tới với bề mặt đối diện không đáp ứng các yêu cầu ở 7.3.2, thì phải thỏa thuận các kỹ thuật siêu âm thay thế khác hoặc bổ sung hoặc các kỹ thuật thử không phá hủy khác. Trong một số trường hợp điều này có thể yêu cầu loại bỏ phần gia cường mối hàn.
Các kỹ thuật bổ sung có thể đòi hỏi thử nghiệm sử dụng các đầu dò chùm tia góc phần tử kép, các đầu dò sóng bò, các kỹ thuật siêu âm khác hơn nữa hoặc bất kỳ phương pháp thích hợp nào khác, như thẩm thấu chất lỏng, hạt từ, thử chụp ảnh bức xạ. Trong việc lựa chọn các kỹ thuật thay thế hoặc bổ sung, nên xem xét đến kiểu mối hàn và hướng có thể xảy ra của bất kỳ khuyết tật nào sẽ được phát hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?