Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu nguyên tắc chung trong việc sử dụng an toàn các hương liệu như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu nguyên tắc chung trong việc sử dụng an toàn các hương liệu như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu một số biện pháp quản lý rủi ro đối với các chất tạo hương và các thành phần của phức hợp tạo hương tự nhiên như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu vệ sinh trong việc sử dụng an toàn các hương liệu như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu nguyên tắc chung trong việc sử dụng an toàn các hương liệu như thế nào?
Tại mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu nguyên tắc chung trong việc sử dụng an toàn các hương liệu như sau:
- Việc sử dụng hương liệu trong thực phẩm không nên quá lượng an toàn đối với lượng ăn vào của thực phẩm.
- Các hương liệu cần có độ tinh khiết thích hợp để sử dụng trong thực phẩm. Những tạp chất không thể tránh khỏi không được có mặt trong thực phẩm cuối cùng ở mức mà có thể gây ra rủi ro không chấp nhận được cho sức khỏe của người tiêu dùng.
- Việc sử dụng hương liệu chỉ để tác động hoặc làm thay đổi hương vị của thực phẩm, miễn là việc sử dụng không làm cho người sử dụng hiểu lầm về bản chất hay chất lượng của thực phẩm.
- Các hương liệu cần được sử dụng trong các điều kiện thực hành sản xuất tốt, bao gồm giới hạn về lượng được sử dụng trong thực phẩm ở mức thấp nhất cần thiết để đạt được hiệu quả tạo hương mong muốn.
- Các hương liệu có thể chứa các thành phần thực phẩm không tạo hương, bao gồm cả các phụ gia thực phẩm và các loại thực phẩm cần thiết trong sản xuất, bảo quản, xử lý và sử dụng hương liệu. Các thành phần như vậy cũng có thể được sử dụng để pha loãng, hòa tan hoặc phân tán hương liệu trong thực phẩm. Các thành phần thực phẩm không tạo hương cần:
+ Được hạn chế đến mức thấp nhất cần thiết để đảm bảo an toàn và chất lượng của hương liệu và để thuận tiện cho bảo quản và dễ dàng sử dụng.
+ Được giảm đến mức thấp nhất hợp lý có thể được khi không dùng vì chức năng công nghệ trong thực phẩm.
+ Được sử dụng theo quy định của tiêu chuẩn này khi dùng vì chức năng công nghệ trong thực phẩm cuối cùng.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu nguyên tắc chung trong việc sử dụng an toàn các hương liệu như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu một số biện pháp quản lý rủi ro đối với các chất tạo hương và các thành phần của phức hợp tạo hương tự nhiên như thế nào?
Tại mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu một số biện pháp quản lý rủi ro đối với các chất tạo hương và các thành phần của phức hợp tạo hương tự nhiên như sau:
- Một số chất tạo hương và các chất là thành phần của phức hợp tạo hương tự nhiên, hoặc các thành phần thực phẩm có tính chất tạo hương (ví dụ: thảo mộc và gia vị) có thể được xác định là có liên quan tiềm ẩn đến sức khỏe con người. Dựa trên đánh giá của JECFA, có thể xem xét các đề xuất về các biện pháp quản lý rủi ro cụ thể với các chất tạo hương hoặc thành phần của phức hợp tạo hương tự nhiên để bảo vệ người tiêu dùng.
- Trong một số trường hợp nhất định, cần thiết lập các biện pháp quản lý rủi ro để giảm thiểu các rủi ro cụ thể, khi thích hợp. Các biện pháp quản lý rủi ro cần phù hợp với hướng dẫn quản lý rủi ro hiện hành và có xem xét các bản đánh giá của JECFA có liên quan.
- Khi thiết lập các biện pháp quản lý rủi ro để giảm bớt rủi ro đối với sức khỏe con người từ các chất tạo hương đó được bổ sung hoặc các thành phần của phức hợp tạo hương tự nhiên cũng như các thành phần có mặt tự nhiên sẵn có trong thực phẩm, các tiêu chí sau đây cần được xem xét:
+ Thực hiện đúng việc đánh giá rủi ro đối với các chất tạo hương, thành phần của phức hợp tạo hương tự nhiên hay các thành phần tự nhiên của thực phẩm.
+ Việc đánh giá rủi ro xác định được một nguy cơ cụ thể đối với sức khỏe con người liên quan đến sự có mặt của một chất trong thực phẩm do sử dụng chất đó làm chất tạo hương hoặc một thành phần của phức hợp tạo hương tự nhiên hay thành phần có mặt tự nhiên sẵn có trong thực phẩm.
+ Các mức tối đa có thể chấp nhận được đối với các chất có trong các thực phẩm cụ thể được thiết lập trên cơ sở đánh giá chế độ ăn uống, sử dụng phương pháp thích hợp để đảm bảo rằng lượng ăn vào của các chất từ tất cả các nguồn không vượt ngưỡng an toàn.
+ Cần có sẵn phương pháp chuẩn đã được xác nhận để xác định một chất cụ thể trong thực phẩm. Các phương pháp phân tích nên theo Các nguyên tắc xây dựng các phương pháp phân tích (Sổ tay của Codex).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu vệ sinh trong việc sử dụng an toàn các hương liệu như thế nào?
Tại mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6417:2010 yêu cầu vệ sinh trong việc sử dụng an toàn các hương liệu như sau:
- Khuyến nghị các hương liệu được áp dụng theo tiêu chuẩn này cần được chế biến và xử lý phù hợp với các điều tương ứng của TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev 4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn liên quan khác như các quy phạm thực hành và các quy phạm thực hành vệ sinh.
- Các hương liệu cần tuân theo các tiêu chí vi sinh vật được thiết lập theo CAC/GL 21-1997 Principles for the Establishment and Application of Microbiological Criteria for Foods (Nguyên tắc thiết lập và áp dụng tiêu chí vi sinh vật trong thực phẩm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?