Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13926:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy đóng gói (Package) quy định thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13926:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy đóng gói (Package) quy định thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13926:2023 quy định các yêu cầu về thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm hệ thống chữa cháy đóng gói với chất chữa cháy gốc nước đáp ứng các yêu cầu tại Điều 13 TCVN 13926:2023.
Hệ thống chữa cháy đóng gói phù hợp lắp đặt cho các đối tượng sau quy định tại Phụ lục A TCVN 13926:2023.
TCVN 13926:2023 áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Hệ thống chữa cháy đóng gói loại I
Hệ thống chữa cháy đóng gói đáp ứng các yêu cầu cho loại I theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 TCVN 13926:2023.
Hệ thống chữa cháy đóng gói loại II
Hệ thống chữa cháy đóng gói đáp ứng các yêu cầu cho loại II theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 TCVN 13926:2023.
Hệ thống chữa cháy tự động đóng gói (Package type automatic fire fighting system)
Tổ hợp các thiết bị chuyên dùng gồm bình chứa chất chữa cháy, bình khí đẩy được chế tạo sẵn tạo thành một thể thống nhất kết hợp với đường ống, đầu phun chữa cháy và các bộ phận liên kết để tự động đưa chất chữa cháy đến đám cháy.
Hệ thống họng nước chữa cháy đóng gói (Package type fire hydrant system)
Tổ hợp các thiết bị chuyên dùng gồm bình chứa chất chữa cháy, bình khí đẩy, vòi, lăng phun chữa cháy và các bộ phận liên kết được chế tạo sẵn tạo thành một thể thống nhất để đưa chất chữa cháy đến đám cháy.
Bộ phận cảm biến (sensor)
Bộ phận tự động phát hiện một hoặc một số hiện tượng kèm theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng) và truyền tín hiệu đến thiết bị tiếp nhận hoặc thiết bị chuyển tiếp tín hiệu
Đầu phun (Nozzles)
Thiết bị để phun chất chữa cháy nhằm dập tắt, ngăn chặn đám cháy
Đường ống (Pipe)
Đường ống dẫn chất chữa cháy từ bình chứa chất chữa cháy tới đầu phun
Chất phụ gia (Additives)
Chất hóa học thuộc phân loại chất chữa cháy gốc nước, khi được trộn vào nước sẽ tạo ra dung dịch chất phụ gia chữa cháy
Thiết bị nhận tín hiệu (Signal receiving device)
Thiết bị nhận tín hiệu báo cháy, cảnh báo có cháy bằng âm thanh và kích hoạt hệ thống làm việc.
Thiết bị chuyển tiếp (Relay device)
Thiết bị tiếp nhận và chuyển tiếp tín hiệu báo cháy, tín hiệu khởi động hoặc tín hiệu về việc kích hoạt của thiết bị vận hành đến thiết bị khác (tín hiệu vận hành)
Thiết bị kích hoạt (Activation device)
Thiết bị kích hoạt mở van và giải phóng chất chữa cháy ra khỏi bình chứa chất chữa cháy khi nhận tín hiệu kích hoạt
Khu vực giám sát (Monitoring area)
Khu vực nằm trong vùng bảo vệ của các đầu báo cháy thuộc hệ thống chữa cháy tự động đóng gói
Khu vực bảo vệ (Protected area)
Khu vực nằm trong bán kính bảo vệ của các đầu phun thuộc hệ thống chữa cháy tự động đóng gói
Khu vực chữa cháy đồng thời (Firefighting area)
Khu vực mà khi có cháy, để chữa cháy và ngăn chặn cháy lan, tất cả các đầu phun trong khu vực này được kết nối với cùng một ống dẫn và kết nối với thiết bị vận hành hoặc van lựa chọn khu vực được phun đồng thời.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13926:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy đóng gói (Package) quy định thế nào? (Hình Internet)
Yêu cầu thiết kế của hệ thống chữa cháy tự động đóng gói thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 TCVN 13926:2023 quy định yêu cầu thiết kế của hệ thống chữa cháy tự động đóng gói như sau:
Hệ thống chữa cháy tự động đóng gói phải được thiết kế bảo đảm theo các yêu cầu dưới đây:
(1) Khu vực, gian phòng được giới hạn bằng các kết cấu bao che như tường, trần, sàn, cửa....(trừ các cửa, vách,... bằng vật liệu dễ bắt cháy) có diện tích lớn hơn 13 m2 cho phép chia thành 02 hoặc nhiều hơn 02 khu vực chữa cháy đồng thời.
(2) Diện tích khu vực bảo vệ của hệ thống chữa cháy tự động đóng gói phải bằng hoặc lớn hơn diện tích của mỗi khu vực chữa cháy đồng thời. Khi sử dụng kết hợp từ 02 hệ thống trở lên thì diện tích khu vực bảo vệ bằng tổng diện tích khu vực bảo vệ của các hệ thống.
(3) Hệ thống chữa cháy tự động đóng gói phải được lắp đặt để có thể phát hiện và chữa cháy hiệu quả đám cháy phát sinh trong khu vực chữa cháy.
(4) Nếu khu vực chữa cháy đồng thời được lắp đặt từ 02 hệ thống chữa cháy tự động đóng gói trở lên, các thiết bị kích hoạt của các hệ thống phải được kết nối liên động để có thể đồng thời phun chất chữa cháy.
(5) Đối với hệ thống loại I, cho phép dùng chung bình chữa cháy, thiết bị nhận tín hiệu, thiết bị chuyển tiếp, thiết bị vận hành cho 02 hoặc nhiều khu vực chữa cháy đồng thời.
(i) Không cho phép sử dụng chung thiết bị của các hệ thống bảo vệ cho 02 khu vực chữa cháy đồng thời liền kề nhau, trừ các trường hợp sau:
- Các khu vực chữa cháy đồng thời được ngăn cách bởi tường, vách ngăn cháy (đề xuất về GHCL phù hợp với Việt Nam);
- Khi lắp đặt tại các gian phòng thuộc nhóm nguy cơ phát sinh cháy 1 quy định tại Phụ lục A TCVN 7336 và không dùng để ở;
- Tổng diện tích các khu vực chữa cháy nhỏ hơn 1 000 m2 và hệ thống được lắp đặt đảm bảo dập tắt đám cháy mà không xảy ra cháy lan sang khu vực khác.
(ii) Hệ thống có thể phát hiện đám cháy và phun chất chữa cháy hiệu quả tại khu vực chữa cháy đồng thời tương ứng với nơi phát sinh đám cháy.
(iii) Bất cứ khu vực chữa cháy đồng thời nào trong số các khu vực chữa cháy dùng chung thiết bị đều có thể phun chất chữa cháy trong vòng 30s từ khi thiết bị vận hành được kích hoạt.
(6) Đầu phun của hệ thống phải lắp đặt tại tất cả các khu vực ngoại trừ các khu vực sau:
- Cầu thang, phòng tắm, nhà vệ sinh;
- Phòng thiết bị thông tin liên lạc, phòng thiết bị điện tử;
- Phòng kỹ thuật thang máy, phòng thiết bị thông gió;
- Nơi lắp đặt máy phát điện, máy biến áp;
- Giếng thang máy, ống rác, ống gió điều hòa;
- Khoảng thông thoáng ngoài nhà;
- Phòng phẫu thuật, phòng nội soi, phòng gây mê, phòng chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân;
- Phòng chụp X-quang, phòng sử dụng, lưu giữ hoặc xử lý nguồn phóng xạ;
- Các phòng, khu vực khác có công năng tương tự các công năng nêu trên;
- Các vị trí khác không cho phép lắp đặt đầu phun Sprinkler.
(7) Đối với thử nghiệm ngăn cháy lan theo quy định tại Điều 12.4.3 TCVN 13926:2023 mà hiệu quả chữa cháy chỉ được đánh giá trong phòng thử nghiệm thì hệ thống chỉ được bố trí tại gian phòng có tường, trần, sàn bằng vật liệu có khả năng chống cháy tương đương hoặc cao hơn so với vật liệu được sử dụng tại phòng thử nghiệm.
Yêu cầu về tính năng và hiệu suất của hệ thống chữa cháy tự động đóng gói ra sao?
Căn cứ theo Mục 7 TCVN 13926:2023 quy định yêu cầu thiết kế của hệ thống chữa cháy tự động đóng gói như sau:
(1) Hệ thống phải hoạt động chính xác, dễ điều khiển, kiểm tra, bảo trì và có độ bền cao.
(2) Hệ thống không bị ảnh hưởng hoạt động bởi các yếu tố như bụi bẩn, độ ẩm.
(3) Các bộ phận tiếp xúc với chất chữa cháy phải được làm từ vật liệu không bị ăn mòn hoặc được xử lý chống ăn mòn. Các bộ phận tiếp xúc với không khí bên ngoài phải được làm từ vật liệu khó bị rỉ hoặc được xử lý chống rỉ.
(4) Các bộ phận chính của hệ thống phải được làm bằng vật liệu không cháy hoặc chống cháy.
(5) Các thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
(i) Các bộ phận phải đảm bảo vệ công suất, được đấu nối chính xác.
(ii) Có biện pháp để tránh đấu nối sai, trừ các dây không phân cực.
(iii) Có biện pháp để tránh tiếp xúc kém đối với các bộ phận tiếp xúc có dòng điện đi qua mà không phải dây điện hoặc các phần tiếp xúc dịch chuyển, trượt khỏi vị trí ban đầu.
(iv) Bộ phận sạc điện phải được bảo vệ, tránh bị tác động dễ dàng của con người.
(v) Hộp bảo vệ bằng kim loại của hệ thống có điện áp lớn hơn 60 V phải được nối đất.
(vi) Có thiết bị giám sát nguồn điện chính đặt tại nơi dễ nhìn thấy trên hệ thống.
(6) Không sử dụng pin làm nguồn điện chính. Cho phép sử dụng pin có công suất bảo đảm để vận hành đối với hệ thống loại II nếu bảo đảm các nội dung sau:
- Có thể thay pin dễ dàng;
- Có chức năng tự động cảnh báo bằng ánh sáng (đèn nhấp nháy) hoặc âm thanh trong 72 giờ trở lên khi điện áp của pin xuống thấp hơn mức điện áp cần thiết để vận hành hệ thống.
(7) Hệ thống phải được lắp đặt chính xác, chắc chắn, không bị lỗi.
(8) Tính năng và hiệu suất của hệ thống không bị suy giảm theo thời gian
(9) Hệ thống không gây tác động xấu cho con người
(10) Các bộ phận điều chỉnh được phải được cố định để không bị điều chỉnh sau khi đã cài đặt.
(11) Hệ thống hoạt động hiệu quả ở dải nhiệt độ từ 0°C đến 40°C
(12) Khu vực bảo vệ của hệ thống phải trùng hoặc nằm bên trong khu vực giám sát.
(13) Đối với hệ thống bố trí nhiều đầu phun cho một khu vực bảo vệ, thiết kế hệ thống phải bảo đảm để khi có cháy, chất chữa cháy phải được phun ra từ tất cả các đầu phun.
(14) Không bố trí các thiết bị, phụ kiện gãy ảnh hưởng xấu đến hoạt động, chức năng của hệ thống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?