Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 về thiết bị đo trở kháng mạch vòng trong an toàn điện của hệ thống phân phối điện hạ áp thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 về thiết bị đo trở kháng mạch vòng trong an toàn điện của hệ thống phân phối điện hạ áp thế nào?
Cụ thể, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 quy định các yêu cầu áp dụng cho thiết bị đo trở kháng mạch vòng giữa dây dẫn của đường dây và dây bảo vệ; giữa dây dẫn của đường dây và dây trung tính; hoặc giữa hai dây dẫn của đường dây bằng cách sử dụng điện áp rơi khi mạch điện thử nghiệm mang tải.
Theo đó, tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 có quy định về yêu cầu đối với thiết bị đo trở kháng mạch vòng như sau:
Yêu cầu chung: Áp dụng Điều 4 TCVN 13726-1:2023 (IEC 61557-1:2019), ngoài ra:
- Thiết bị được thiết kế để đo trên các hệ thống phân phối phải có thông số đặc trưng tối thiểu cho phép đo cấp III theo IEC 61010-2-030.
- Thiết bị được thiết kế để sử dụng trên các ổ cắm có thông số đặc trưng chỉ có thể cho phép đo cấp II theo IEC 61010-2-030.
Đo trở kháng mạch vòng:
- Đối với các phép đo gần máy biến áp của hệ thống phân phối, phải sử dụng thiết bị có chức năng đo trở kháng mạch vòng quy định (đại lượng ảnh hưởng đối với góc pha của hệ thống ở tối thiểu 30°) hoặc người sử dụng phải tính đến độ không đảm bảo hoạt động bổ sung quy định.
- Trong các ứng dụng khi phép đo trở kháng mạch vòng được thực hiện gần với máy biến áp nguồn (ví dụ < 50 m), góc pha của hệ thống có thể lớn hơn 18° (ví dụ đến 30°) và do đó phần cảm ứng của trở kháng bên trong của máy biến áp có thể đáng kể.
Khi nạp tải bởi thiết bị nạp tải tạo ra quá độ trên hệ thống phân phối, độ không đảm bảo hoạt động không được bị vượt quá do quá độ.
- Thiết bị có đại lượng ảnh hưởng quy định E6. 1 của góc pha hệ thống xấp xỉ 18° phải được ghi nhãn với ký hiệu cảnh báo theo IEC 61010-1:2010, Bảng 1 kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023, ký hiệu 14, gần với ghi nhãn chức năng mạch vòng hoặc cảnh báo phải được đưa ra trên màn hiển thị.
Điện trở bên ngoài:
- Khi các điện trở bên ngoài được đưa vào khi hiệu chuẩn để bù điểm không, điều này phải được ghi trên thiết bị đo.
- Việc bù này phải duy trì việc đưa vào khi hiệu chỉnh với điều kiện nó được ghi tên thiết bị đo bất kể có sự thay đổi trong dải đo hoặc chức năng.
Điện áp sự cố vượt quá UL: Phải tránh các điện áp sự cố do phép đo mà vượt quá UL tại điểm thử nghiệm. Có thể đạt được bằng cách tự động ngắt theo IEC 61010-1:2010, Amd 1:2016, Hình 2.
Quá điện áp:
- Thiết bị đo không được bị hỏng cũng như không được gây nguy hiểm cho người sử dụng khi thiết bị đo được nối với 120 % điện áp danh nghĩa của hệ thống phân phối mà thiết bị đo đã được thiết kế. Các thiết bị bảo vệ của thiết bị đo không được kích hoạt.
- Thiết bị đo không được gây nguy hiểm cho người sử dụng và thiết bị không được bị hỏng khi thiết bị đo được nối ngẫu nhiên với điện áp bằng 173 % điện áp danh định của nó với đất theo IEC 61010-2-030 trong 1 min. Các thiết bị bảo vệ của thiết bị thử nghiệm có thể được kích hoạt.
- Nếu thiết bị đo chỉ thị giá trị điện áp tại các đầu nối đo của nó thì cũng phải chỉ ra khi có điện áp hệ thống và khi dây dẫn mang điện được thay bằng dây bảo vệ.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 về thiết bị đo trở kháng mạch vòng trong an toàn điện của hệ thống phân phối điện hạ áp thế nào? (Hình từ internet)
Ghi nhãn và hướng dẫn vận hành trở kháng mạch vòng ra sao?
Căn cứ tại mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 có quy định về ghi nhãn và hướng dẫn vận hành như sau:
Ghi nhãn: Ngoài ghi nhãn theo 5.1 và 5.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 (IEC 61557-1:2019) và theo Điều 5 IEC 61010-2-034:2017, thông tin dưới đây phải được cung cấp trên thiết bị đo.
Cho phép ghi nhãn trên màn hiển thị đối với bất kỳ nội dung nào dưới đây:
- Dải điện trở của trở kháng mạch vòng hoặc của dòng điện ngắn mạch tính được tương ứng trong phạm vi vẫn duy trì sự phù hợp với các giới hạn độ không đảm bảo theo 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023;
- Điện áp hệ thống danh nghĩa dùng cho thiết bị;
- Tần số hệ thống danh định của thiết bị;
- Góc pha lớn nhất của hệ thống theo thiết kế của thiết bị khi góc này lớn hơn 18°;
- Điện áp danh định so với đất và cấp của phép đo.
Hướng dẫn vận hành: Ngoài ghi nhãn theo 5.3 của TCVN 13726-1:2023 (IEC 61557-1:2019), thông tin dưới đây phải được cung cấp trong hướng dẫn vận hành của thiết bị đo:
- Giải thích về ảnh hưởng của góc pha lên độ chính xác phép đo;
- Biên độ và dạng sóng của dòng điện thử nghiệm và thời gian mang tải;
- Dải các giá trị điện áp hệ thống trong đó độ không đảm bảo hoạt động quy định trong 6.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 sẽ không bị vượt quá;
- Dải trở kháng mạch vòng (biên độ và góc) trong đó độ không đảm bảo đo được nêu trong 6.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 sẽ không bị vượt quá;
- Thông tin về các độ không đảm bảo đo có thể có, ví dụ do mang tải trước của mạch điện thử nghiệm.
- Dữ liệu liên quan đến ảnh hưởng của các thay đổi điện áp hệ thống và các ảnh hưởng khác từ hệ thống ví dụ như đo gần máy biến áp của hệ thống phân phối. Việc hiệu chỉnh của người sử dụng phải được nêu, trừ khi thiết bị đo có chức năng đo trở kháng mạch vòng quy định.
Độ không đảm bảo hoạt động theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023 quy định về độ không đảm bảo hoạt động như sau:
Độ không đảm bảo hoạt động phải được xác định trong các điều kiện hoạt động danh định của TCVN 13726-1 (IEC 61557-1) và ngoài ra áp dụng như dưới đây:
- Hệ thống phân phối điện ở đó thử nghiệm trở kháng mạch vòng được thực hiện phải ở điều kiện tải không đổi, ngoại trừ sự thay đổi tải gây ra bởi thiết bị đo thử nghiệm;
- Phép đo phải được thực hiện mà không thay đổi các tải hiện có trong hệ thống phân phối điện đang thử nghiệm;
- Điện áp hệ thống phải nằm trong phạm vi 85% đến 110% của điện áp danh nghĩa của hệ thống phân phối theo thiết kế của thiết bị;
- Tần số hệ thống phải nằm trong phạm vi 99% đến 101% của tần số danh nghĩa của hệ thống phân phối theo thiết kế của thiết bị;
- Điện áp và tần số hệ thống không được thay đổi trong suốt phép đo quá 0,5%;
- Mạch điện được đo phải được mang tải với thiết bị cấp tải;
Độ không đảm bảo hoạt động phải được tính theo Bảng 1 kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023.
Trong quá trình này, độ không đảm bảo nội tại phải được xác định trong các điều kiện tham chiếu dưới đây:
- Điện áp danh nghĩa của hệ thống;
- Tần số danh nghĩa của hệ thống;
- Nhiệt độ tham chiếu 24°C ± 2°C;
- Vị trí tham chiếu theo quy định của nhà chế tạo;
- Điện áp nguồn danh nghĩa của hệ thống phân phối hoặc điện áp pin/acquy tương ứng;
- Sự sai khác về góc pha của thiết bị nạp tải và trở kháng mạch vòng của mạch điện cần thử nghiệm nhỏ hơn hoặc bằng 5°;
- Độ không đảm bảo hoạt động lớn nhất dưới dạng phần trăm trong phạm vi do cần được ghi nhãn hoặc nêu không được vượt quá ±30% giá trị đo được như giá trị tin cậy, như được xác định theo Bảng 1 kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13726-3:2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có hành động vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại chung cư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Cá nhân ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024 thế nào? Tải về Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024?
- Hướng dẫn tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất? Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?
- Hướng dẫn xác định mức lương tối thiểu vùng? Tiền lương có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?