Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-2:2024 tính lan truyền lửa theo phương ngang trên sản phẩm xây dựng và giao thông đặt thẳng đứng ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-2:2024 tính lan truyền lửa theo phương ngang trên sản phẩm xây dựng và giao thông đặt thẳng đứng ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-2:2024 quy định phương pháp thử nghiệm để đo sự lan truyền lửa theo phương ngang trên bề mặt của mẫu thử của một sản phẩm được đặt thẳng đứng.
Thử nghiệm cung cấp dữ liệu phù hợp để so sánh tính năng của vật liệu, composit hoặc các vật liệu ghép phẳng tương đối được sử dụng như lớp phủ bề mặt tường trong xây dựng và phương tiện giao thông, như tàu biển và tàu hỏa. Một số sản phẩm định hình (như các ống nối) có thể được thử nghiệm trong các điều kiện nhất định về lắp đặt và cố định.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-2:2024 được áp dụng để đo và mô tả các tính chất của vật liệu, sản phẩm hoặc vật liệu ghép chịu tác động bức xạ nhiệt khi có ngọn lửa mồi trong điều kiện kiểm soát của phòng thí nghiệm. Không sử dụng riêng tiêu chuẩn này để mô tả hoặc đánh giá tính nguy hiểm cháy hoặc nguy cơ cháy của vật liệu, sản phẩm hoặc vật liệu ghép trong điều kiện cháy thực tế.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-2:2024 tính lan truyền lửa theo phương ngang trên sản phẩm xây dựng và giao thông đặt thẳng đứng ra sao? (Hình từ internet)
Nguyên tắc thử nghiệm để đo sự lan truyền lửa ra sao?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-2:2024 quy định về nguyên tắc thử nghiệm để đo sự lan truyền lửa như sau:
- Phương pháp thử nghiệm bao gồm việc đặt mẫu thử đã được ổn định lộ ra dưới môi trường có thông lượng nhiệt bức xạ xác định và sau đó đo thời gian bắt cháy, khoảng cách lan truyền lửa theo phương ngang và thời điểm ngọn lửa bị tắt.
- Đặt mẫu thử ở vị trí thẳng đứng gần tấm bức xạ đốt bằng khí, mẫu thử được lộ ra dưới môi trường thông lượng nhiệt bức xạ xác định. Một ngọn lửa mồi đặt gần đầu nóng hơn của mẫu thử để bắt cháy các chất khí dễ bay hơi thoát ra từ bề mặt mẫu thử (xem Hình 1 dưới đây).
Chú dẫn:
- Tấm bức xạ đặt thẳng đứng và hợp với mẫu thử một góc 15°
- Mẫu thử
- Khay giữ mẫu
- Khung đỡ khay giữ mẫu
- Tay cầm
- Mặt trước ngọn lửa
- Ngọn lửa mồi
- Sau khi bắt cháy, ghi nhận mọi sự phát triển của mặt trước ngọn lửa và lập bản ghi diễn biến của mặt trước ngọn lửa theo phương ngang dọc chiều dài của mẫu thử theo thời gian cần thiết để mặt trước ngọn lửa lan đến các khoảng cách khác nhau.
- Biểu thị kết quả thử nghiệm bằng khoảng cách lan truyền lửa theo thời gian, vận tốc mặt trước ngọn lửa theo thông lượng nhiệt, thông lượng nhiệt tới hạn tại điểm tắt cháy và nhiệt lượng trung bình để cháy ổn định.
Đầu đo thông lượng nhiệt được quy định ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-2:2024 quy định về đầu đo thông lượng nhiệt như sau:
- Sử dụng ít nhất 3 đầu đo thông lượng nhiệt loại Schmidt-Boelter (pin nhiệt) với dải thông thường từ 0 kW/m2 đến 50 kW/m2, một đầu đo để làm việc, hai đầu đo còn lại làm đầu đo chuẩn để kiểm tra.
Chú thích 1: Dụng cụ phù hợp có bán trên thị trường và đôi khi được gọi là “đầu dò thông lượng nhiệt” hoặc “đồng hồ đo thông nhiệt lượng”.
- Bề mặt cảm nhận của đầu đo phải phẳng, có đường kính không quá 10 mm, được phủ một lớp vật liệu hoàn thiện thô nhám, màu đen. Đầu đo này phải đặt trong vỏ bọc làm mát bằng nước có bề mặt trước bằng phẳng, tròn, đường kính ít nhất 25 mm và trùng với mặt phẳng của bề mặt cảm nhận.
Toàn bộ mặt trước của vỏ nước làm mát có độ bóng cao. Bức xạ phải truyền trực tiếp đến bề mặt cảm nhận mà không đi qua một khe hở nào. Kiểm soát nhiệt độ của nước làm mát sao cho nhiệt độ thân đầu đo thông lượng nhiệt duy trì cao hơn nhiệt độ điểm sương.
Chú thích 2: Yêu cầu nước làm mát cho đầu đo thông lượng nhiệt là để phép đo được chuẩn hóa và xác định. Quan hệ giữa điện áp đầu ra và thông lượng nhiệt toàn phần được thiết lập khi đầu đo được hiệu chỉnh phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát.
Vì vậy, nhiệt độ của nước làm mát khi hiệu chuẩn phải tương đương khi sử dụng. Nước làm mát cũng cần để bảo vệ đầu đo thông lượng nhiệt. Việc cung cấp nước làm mát bị lỗi có thể dẫn đến quá nhiệt và gãy hư hại cho đầu tiếp nhận và mất hiệu chuẩn của đầu đo thông lượng nhiệt. Trong một số trường hợp có thể sửa chữa và hiệu chuẩn lại.
- Nếu sử dụng đầu đo thông lượng nhiệt có đường kính nhỏ hơn 25 mm, chèn đầu đo này vào một vỏ bọc bằng đồng có đường kính ngoài 25 mm sao cho giữ được sự tiếp xúc nhiệt tốt giữa vỏ bọc và thân nước làm mát của đầu đo thông lượng nhiệt. Mặt trước của vỏ bọc và bề mặt nhận của đầu đo thông lượng nhiệt phải nằm cùng mặt phẳng.
- Đầu đo thông lượng nhiệt phải cấu tạo chắc chắn, đơn giản để lắp đặt và sử dụng, ổn định về mặt hiệu chuẩn. Các đầu đo phải có độ chính xác ± 6 % và độ lặp lại ± 0,5% theo tiêu chuẩn ISO 14934-3 [8].
Phải kiểm tra việc hiệu chuẩn đầu đo thông lượng nhiệt làm việc hai tháng một lần bằng cách so sánh với hai đầu đo thông lượng nhiệt chuẩn tham khảo (xem Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13523-2:2024), các đầu đo chuẩn được bảo quản và không sử dụng cho bất kỳ mục đích khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?