Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng ra sao?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng ra sao?
Cụ thể, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 quy định những yêu cầu kỹ thuật về vật liệu, thiết kế hỗn hợp, thi công, kiểm tra và nghiệm thu lớp hỗn hợp nhựa tái chế theo phương pháp nguội tại chỗ (gọi là tái chế nông) sử dụng vật liệu gia cố là nhựa đường bọt và xi măng dùng cho kết cấu áo đường ô tô.
Công nghệ này được dùng để sửa chữa, cải tạo và nâng cấp kết cấu áo đường mềm cũ có sử dụng lớp mặt trên cùng là hỗn hợp nhựa sau một thời gian khai thác đã bị xuống cấp hoặc hư hỏng, phát sinh các biến dạng như nứt, lún, lún vệt bánh xe, ổ gà,... ảnh hưởng tới chất lượng khai thác và an toàn giao thông. Công nghệ này áp dụng đối với trường hợp nền đường, móng đường còn tốt (tham khảo Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024).
Lớp hỗn hợp nhựa tái chế phù hợp để làm các lớp mặt dưới, lớp mỏng của mặt đường cấp cao chủ yếu A1 hoặc lớp mặt của mặt đường cấp cao thứ yếu A2 trong kết cấu áo đường đường ô tô cao tốc (theo TCVN 5729), đường ô tô (theo TCVN 4054), đường giao thông nông thôn (theo TCVN 10380), đường đô thị (TCVN 13592), bến bãi, quảng trường. Kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa tái chế xem Phụ lục B Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024.
Chú thích:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 cũng có thể được tham khảo áp dụng cho công tác cải tạo, nâng cấp kết cấu áo đường trong sân bay.
- Công nghệ tái chế này chỉ áp dụng trong phạm vi chiều sâu lớp (các lớp) lớp hỗn hợp nhựa, không bao gồm lớp móng hoặc một phần lớp móng.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng ra sao? (Hình từ internet)
Máy tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 quy định về máy tái chế như sau:
Máy chuyên dụng, tự hành, công suất phù hợp đủ khả năng cào xới áo đường cũ đến một chiều sâu nhất định, trộn đều hỗn hợp nhựa cũ với cốt liệu bổ sung (nếu có) và vật liệu gia cố để tạo thành hỗn hợp nhựa tái chế đồng nhất chỉ sau một lần đi qua.
Máy tái chế phải có hệ thống băng tải ở phía sau để vận chuyển hỗn hợp nhựa tái chế vào trong phễu tiếp liệu của máy rải hỗn hợp nhựa. Máy tái chế phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
- Được thiết kế và sản xuất tại nhà máy, có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật.
- Có công suất phù hợp để cào bóc, tái chế đến chiều sâu thiết kế.
- Có hệ thống điều khiển cân bằng để duy trì độ sâu cào bóc trong giới hạn sai số ± 10 mm của chiều sâu theo yêu cầu trong suốt quá trình vận hành.
- Trống cào có khả năng thay đổi tốc độ quay; có thể dịch chuyển sang trái, phải.
- Máy phải có hệ thống tạo nhựa đường bọt, tất cả hệ thống phun nhựa đường bọt và nước gắn khít với máy phải được kiểm soát bởi hệ thống điều khiển tốc độ dòng chảy tương ứng với tốc độ di chuyển của máy.
Tất cả hệ thống phun cũng phải có khả năng cho phép thay đổi lưu lượng phun trong một biên độ rộng từ (0 ÷ 500) kg/min tương ứng với khả năng thay đổi hàm lượng nhựa đường bọt từ (0 ÷ 5) %.
- Máy phải có khả năng cung cấp nhựa đường bọt với tốc độ yêu cầu và đồng nhất trong suốt quá trình vận hành;
- Trên máy phải có thiết bị hiển thị nhằm theo dõi quá trình cung cấp nhựa đường bọt trong suốt quá trình vận hành; có thiết bị điều chỉnh nhiệt độ và van áp suất của đường cung cấp nhựa đường bọt cho mục đích kiểm tra chất lượng.
- Máy phải có hệ thống băng tải sau để vận chuyển vật liệu tái chế vào trong phễu tiếp liệu của máy rải hỗn hợp nhựa.
Quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong Tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng ra sao?
Căn cứ tại Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường như sau:
- Công tác an toàn lao động và bảo vệ môi trường phải được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành, bao gồm tối thiểu các quy định dưới đây.
- Trước khi thi công phải đặt biển báo “Công trường” ở đầu và cuối đoạn đường thi công, bố trí người và biển báo hướng dẫn đường tránh cho các loại phương tiện giao thông trên đường; quy định sơ đồ chạy đến và chạy đi của ô tô vận chuyển các loại vật liệu; chiếu sáng khu vực thi công nếu làm đêm.
- Công nhân phục vụ theo máy tái chế phải có ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ lao động.
- Trước mỗi ca làm việc phải kiểm tra tất cả các máy móc và thiết bị thi công; sửa chữa điều chỉnh để máy làm việc tốt. Ghi vào sổ trực ban ở hiện trường về tình trạng và các hư hỏng của máy (nếu có) và báo cho người chỉ đạo thi công ở hiện trường kịp thời.
- Đối với máy tái chế phải chú ý kiểm tra sự làm việc của guồng xới trộn, trống cào, hệ thống phun nhũ tương nhựa đường; kịp thời sửa chữa, điều chỉnh để máy hoạt động tốt.
- Thu dọn hiện trường gọn gàng, sạch sẽ mỗi khi thi công xong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?