Tiêu chuẩn kiểm dịch viên chính động vật từ 06/10/2022? Có bắt buộc phải sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số không?
- Chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của ngạch kiểm dịch viên chính động vật (mã số: 09.315) theo quy định của pháp luật hiện hành?
- Tiêu chuẩn ngạch kiểm dịch viên chính động vật được quy định như thế nào tại Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT?
- Có bắt buộc kiểm dịch viên chính động vật phải sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số không?
Chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn của ngạch kiểm dịch viên chính động vật (mã số: 09.315) theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2015/TT-BNV quy định về ngạch kiểm dịch viên chính động vật (mã số: 09.315) như sau:
Ngạch kiểm dịch viên chính động vật (mã số: 09.315)
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo chủ trì tổ chức và thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh Việt Nam và tiêu thụ nội địa, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì tổ chức và thực hiện các quy trình về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
b) Tổ chức xây dựng các quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo độ chính xác nhanh cho từng đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
c) Chủ trì tổ chức sự phối hợp giữa các ngành có liên quan và các cơ quan thú y để tổng kết rút kinh nghiệm cho công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
d) Tổng kết, phân tích, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm công đoạn trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
đ) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, kiểm soát giết mổ;
e) Tham gia hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho công chức ngạch dưới;
g) Tổ chức chỉ đạo, xây dựng nề nếp quản lý kỹ thuật thống nhất trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
h) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững pháp luật về thú y và chủ trương, chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
b) Tinh thông các kỹ thuật trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật;
c) Nắm vững các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá các kết quả xét nghiệm, thử nghiệm phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Am hiểu về kỹ thuật trong công tác thú y, pháp luật thú y của các nước có hợp tác quốc tế với Việt Nam;
đ) Nắm bắt được những thông tin mới trong lĩnh vực kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật trong nước và trên thế giới;
e) Có trình độ tổng hợp nhanh. Thông thạo việc tổ chức và triển khai công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật; có khả năng thu hút cộng tác viên;
g) Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án được Hội đồng khoa học cấp Bộ hoặc cấp Tỉnh công nhận và đưa vào sử dụng có hiệu quả;
h) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm dịch động vật hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý. Công chức dự thi nâng ngạch kiểm dịch viên chính động vật phải có thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật hoặc ngạch tương đương từ 5 năm (60 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật tối thiểu 3 năm (36 tháng).
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành thú y hoặc bệnh học thủy sản hoặc chăn nuôi hoặc thú y hoặc chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch kiểm dịch viên chính động vật;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Theo đó, kiểm dịch viên chính động vật là công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp lãnh đạo chủ trì tổ chức và thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh Việt Nam và tiêu thụ nội địa, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật.
Tiêu chuẩn ngạch kiểm dịch viên chính động vật được quy định như thế nào tại Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT quy định về ngạch kiểm dịch viên chính động vật như sau:
Kiểm dịch viên chính động vật
1. Chức trách Là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, giúp lãnh đạo chủ trì tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức xây dựng các quy trình kỹ thuật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
b) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện các quy trình về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
c) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện sơ kết, tổng kết công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
d) Phân tích, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, công đoạn trong kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
đ) Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổđộng vật.
e) Tham gia hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật cho công chức ngạch thấp hơn. g) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng nền nếp quản lý kỹ thuật trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
h) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đềtài, đềán, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên về công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
i) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật hoặc lãnh đạo cơ quan giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, pháp luật về thú y và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
b) Nắm chắc các kỹ thuật trong công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
c) Nắm vững các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật để đánh giá các kết quảxét nghiệm, thử nghiệm về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm tra an toàn thực phẩm.
d) Am hiểu về kỹ thuật trong công tác thú y, pháp luật về thú y của các nước có hợp tác quốc tế với Việt Nam.
đ) Nắm được những thông tin mới về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật trong nước và trên thế giới.
e) Nắm vững việc tổ chức triển khai công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, quản lý về vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật.
g) Có kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, công vụ về kiểm dịch động vật hoặc trong hoạt động lãnh đạo quản lý.
h) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương.
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch lên ngạch kiểm dịch viên chính động vật
a) Có thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch kiểm dịch viên động vật thì thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
b) Trong thời gian giữ ngạch kiểm dịch viên động vật và tương đương đã tham gia xây dựng ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu; hoặc đã chủ trì triển khai có hiệu quả ít nhất 01 hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý được thủ trưởng cơ quan sử dụng công chức xác nhận.
Theo đó, Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT đã bãi bỏ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đối với ngạch kiểm dịch viên chính động vật.
Tiêu chuẩn kiểm dịch viên chính động vật từ 06/10/2022? Có bắt buộc phải sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số không? (Hình từ internet)
Có bắt buộc kiểm dịch viên chính động vật phải sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số không?
Dựa vào hai quy định trên, chúng ta có thể thấy Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT đã bãi bỏ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT đối với ngạch kiểm dịch viên chính động vật.
Thay vào đó, Thông tư 08/2022/TT/BNNPTNT chỉ yêu cầu ngạch kiểm dịch viên chính động vật có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, kể từ 06/10/2022 công chức ngạch kiểm dịch viên chính động vật không cần phải đảm bảo về trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Thông tư 03/2014/TT-BTTTT đối với ngạch kiểm dịch viên chính động vật.
Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực kể từ ngày 06/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?