Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính từ 7/11/2024 ra sao?
Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính từ 7/11/2024 ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 quy định tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính như sau:
(1) Hiệu trưởng trường đại học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học. Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục đại học 2018 và bản mô tả vị trí việc làm đối với chức danh Hiệu trưởng quy định tại Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT.
(2) Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
(i) Về kinh nghiệm công tác:
- Trường hợp từ nguồn tại chỗ: Có thời gian làm lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương (cộng dồn) trở lên của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng.
- Trường hợp nguồn từ nơi khác: Có thời gian 07 năm công tác (cộng dồn) trở lên trong ngành, lĩnh vực tương ứng, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức danh tương đương Phó Hiệu trưởng.
(ii) Trình độ chuyên môn: Có trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với 01 trong các chương trình giảng dạy của Trường. Đối với trường hợp có bằng Tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
(iii) Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
(iv) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học;
(v) Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, trừ tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp quy định tại (iv). Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm.
Trường hợp đặc biệt (về độ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn, bổ nhiệm vượt cấp, quy hoạch) do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp quản lý xem xét, quyết định.
Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính từ 7/11/2024? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chức danh Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính từ 7/11/2024?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 quy định tiêu chuẩn chức danh Phó Hiệu trưởng như sau:
(1) Phó Hiệu trưởng là cấp phó của Hiệu trưởng, giúp Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng; được thay mặt Hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và pháp luật đối với công việc đã giải quyết; có trách nhiệm báo cáo với Hiệu trưởng về tình hình công việc được giao.
Phó Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ theo bản mô tả vị trí việc làm đối với chức danh Phó Hiệu trưởng quy định tại Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và một số nhiệm vụ theo phân công của Hiệu trưởng.
(2) Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 quy định này và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
(i) Về kinh nghiệm công tác:
- Trường hợp từ nguồn tại chỗ: Có thời gian làm lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương (cộng dồn) của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 05 năm, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương.
- Trường hợp nguồn từ nơi khác:
+ Nếu đang công tác tại cơ quan, tổ chức có đơn vị cấu thành, thời gian công tác (cộng dồn) trong ngành, lĩnh vực tương ứng tối thiểu 05 năm, trong đó có tối thiểu 02 năm (24 tháng) giữ chức vụ Trưởng phòng và tương đương.
+ Nếu đang công tác tại cơ quan, tổ chức không có đơn vị cấu thành, thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng tối thiểu 07 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc).
(ii) Trình độ chuyên môn: Có trình độ Tiến sĩ, chuyên ngành đào tạo phù hợp với 01 trong các chương trình giảng dạy của Trường. Đối với trường hợp có bằng Tiến sĩ do cơ sở nước ngoài cấp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định;
(iii) Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
(iv) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
(v) Trường hợp đang công tác trong lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Hiệu trưởng thì phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định, trừ tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp quy định tại (iv). Đối với các trường hợp này phải hoàn thiện tiêu chuẩn trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có quyết định bổ nhiệm.
Trường hợp đặc biệt (về độ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn, bổ nhiệm vượt cấp, quy hoạch) do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp quản lý xem xét, quyết định.
Điều khoản chuyển tiếp Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2662/QĐ-BTC năm 2024 quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:
(1) Người giữ chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp theo quy định thì phải hoàn thiện trong thời hạn 36 tháng đối với tiêu chuẩn về lý luận chính trị; trong thời hạn 12 tháng đối với tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp kể từ ngày 01/5/2024, trừ các trường hợp sau đây:
+ Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 36 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị;
+ Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 24 tháng thì không bắt buộc phải hoàn thiện tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp.
(2) Trường hợp đã thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Đảng và pháp luật tại thời điểm thực hiện quy trình nhưng chưa có quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thì tiếp tục thực hiện quy trình và phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp theo quy định tại (1).
(3) Trường hợp bổ nhiệm do hợp nhất, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, chuyển đổi mô hình tổ chức mà chức vụ, chức danh đang giữ ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ bằng hoặc tương đương chức vụ, chức danh dự kiến đảm nhiệm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc trường hợp đổi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thi sau khi bổ nhiệm phải hoàn thiện tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp theo quy định tại (1).
(4) Trường hợp hết thời hạn quy định tại (1), (2), (3) mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn về lý luận chính trị, tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp theo quy định thì cấp có tham quyền xem xét, thu hồi quyết định bổ nhiệm và bố trí công việc chuyên môn phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?