Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo: Vợ, chồng, con phải gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật?

Cho hỏi việc chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước của vợ, chồng, con của các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị có phải là một trong những tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm hay không? - Câu hỏi của bạn Quốc (Bình Định)

Lấy phiếu tín nhiệm là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 85/2014/QH13 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.

Theo đó, lấy phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy định 96/QĐ-TW năm 2023 quy định về quan điểm, nguyên tắc như sau:

Quan điểm, nguyên tắc
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; nêu cao trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, người đứng đầu, nhất là người được lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu tín nhiệm.
2. Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch trong lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả tín nhiệm. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm hành vi vi phạm, làm sai lệch mức độ tín nhiệm hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm giảm uy tín của người khác, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
3. Lấy phiếu tín nhiệm là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ, được thực hiện định kỳ; cán bộ giữ nhiều chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý thì lấy phiếu tín nhiệm tối đa ở 2 nơi cán bộ công tác và sinh hoạt.
4. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm phải báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ và được công khai theo quy định. Những cán bộ có tín nhiệm thấp phải kịp thời xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, cho từ chức, miễn nhiệm hoặc bố trí công tác khác thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm mà không chờ hết nhiệm kỳ,hết thời hạn bổ nhiệm.

Theo đó, việc lấy phiếu tín nhiệm còn là nội dung quan trọng trong đánh giá cán bộ và phải đảm bảo được thực hiện định kỳ.

Vợ, chồng, con gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật là một trong những tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị?

Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo: Vợ, chồng, con phải gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật?

Những đối tượng nào thuộc hệ thống chính trị phải lấy phiếu tín nhiệm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định 96/QĐ-TW năm 2023 quy định về phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm và thành phần ghi phiếu tín nhiệm như sau:

Phạm vi, đối tượng lấy phiếu tín nhiệm và thành phần ghi phiếu tín nhiệm
1. Phạm vi, đối tượng
- Cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc.
- Cán bộ đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu thì không thực hiện lấy phiếu tín nhiệm.
2. Thành phần ghi phiếu tín nhiệm được quy định cụ thể đối với từng chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Phụ lục 1).
Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt.

Theo đó, cán bộ giữ chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp có đơn vị trực thuộc là đối tượng lấy phiếu tín nhiệm.

Vợ, chồng, con gương mẫu chấp hành chính sách pháp luật là một trong những tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định 96/QĐ-TW năm 2023 quy định về tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm như sau:

Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật
- Lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ Nhân dân; liêm chính, trung thực, công tâm, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Ý thức tổ chức kỷ luật, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện các quy định, quy chế của cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị nơi công tác; khả năng quy tụ, đoàn kết nội bộ và xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm.
- Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thường xuyên giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú.

Theo đó, sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước là một trong những tiêu chí thuộc phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật phải được lấy phiếu tín nhiệm.

Lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công bố 44 chức danh được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 như thế nào?
Pháp luật
Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là gì? Xác định kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Kịch bản chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo? Mẫu phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Chủ tịch tỉnh có kết quả lấy phiếu tín nhiệm là tín nhiệm thấp thì hệ quả ra sao? Trình tự, thủ tục miễn nhiệm chủ tịch tỉnh?
Pháp luật
Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm khác nhau như thế nào? Hệ quả của người được lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là gì?
Pháp luật
Có lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội bầu, bổ nhiệm trong năm lấy phiếu tín nhiệm không?
Pháp luật
Trường hợp 01 người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng 01 lần với nhiều chức vụ thì việc bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Trường hợp 01 người đã được lấy phiếu tín nhiệm cùng một lần với nhiều chức vụ thì thực hiện việc miễn nhiệm với người đó ra sao?
Pháp luật
02 tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn được quy định thế nào?
Pháp luật
Lấy phiếu tín nhiệm là gì? Những cán bộ nào không thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định 96/QĐ-TW?
Pháp luật
Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh lãnh đạo? Ai có số phiếu tín nhiệm cao nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lấy phiếu tín nhiệm
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
3,364 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lấy phiếu tín nhiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lấy phiếu tín nhiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào