Tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
Tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, nêu ra như sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
2. Mục tiêu
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, theo như quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 nêu trên thì tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương như sau:
Lộ trình cải cách tiền lương được thực hiện từng bước. Ban đầu, dự kiến từ năm 2021 tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đã lùi và hoãn cải cách tiền lương đến thời điểm hiện tại.
Cũng theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
Theo đó, nếu như vẫn thực hiện theo lộ trình cải cách tiền lương của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 thì năm 2024, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ có thể cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Lý do là vì theo lộ trình trên, năm 2021 tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Kèm theo đó là định kỳ nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, khi thực hiện cải cách tiền lương năm 2024 thì mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ không thấp hơn mức lương hiện hưởng.
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
Mục tiêu cuối cùng là đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức phải bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Xem thêm:
Đã có thời điểm cải cách tiền lương 2024 chính thức
Tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27 thế nào? (Hình từ internet)
Cán bộ, công chức, viên chức sẽ hưởng lương theo vị trí việc làm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 khi thực hiện cải cách tiền lương, mức lương được áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức không còn tính theo hệ số và lương cơ sở như hiện nay.
Theo dự kiến thì nếu không có gì thay đổi sẽ thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong khu vực công và người lao động trong doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Theo đó cán bộ, công chức, viên chức sẽ được ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho hệ số x mức lương cơ sở. Cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được đảm bảo không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Quan điểm chỉ đạo cải cách tiền lương ra sao?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đề cập đến quan điểm chỉ đạo cải cách tiền lương như sau:
- Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
- Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
- Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?