Tiền lương sĩ quan quân đội từ 01/7/2024 có còn phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Tiền lương sĩ quan quân đội từ 01/7/2024 có còn phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Hiện nay, sĩ quan quân đội được hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Thông tư 224/2017/TT-BQP như sau:
Sĩ quan quân đội có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên:
- Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội;
- Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác (bao gồm: công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định) được cộng dồn với thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội.
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.
- Trong cùng một thời điểm làm việc, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên (của nhiều ngành, nghề khác nhau) thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.
(*) Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên:
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;
- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất các nội dung sau về các khoản phụ cấp:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
...
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 từ 01/7/2024 thì phụ cấp thâm niên nghề sẽ bị bãi bỏ tuy nhiên đối với các đối tượng quân đội, công an, cơ yếu vẫn sẽ được tiếp tục áp dụng khoản phụ cấp này nhằm bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức. Do đó, từ 01/7/2024 thì tiền lương sĩ quan quân đội vẫn bao gồm phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024.
Tiền lương sĩ quan quân đội từ 01/7/2024 có còn phụ cấp thâm niên nghề khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình ảnh từ Internet)
03 bảng lương mới nào được áp dụng cho quân đội khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Căn cứ theo tinh thần tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có đưa ra nội dung cải cách tiền lương về xây dựng 03 bảng lương mới đối với quân đội theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Ngoài ra, tiền lương quân đội cũng được xây dựng dựa trên cơ cấu tiền lương mới bao gồm các khoản như sau:
- Lương cơ bản;
- Phụ cấp;
- Ngoài ra còn bổ sung thêm khoản tiền thưởng.
Trong đó:
Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương
Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương.
Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Như vậy, lực lượng quân đội sẽ thực nhận lương theo công thức tạm tính sau:
Lương thực nhận = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có) |
Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của khu vực công thực hiện theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập thực hiện như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?