Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: Khoảng cách hợp lý giữa 2 mũi tiêm vắc xin Moderna? Phản ứng cần theo dõi sau khi tiêm vắc xin Moderna cho trẻ?
Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 hai loại vắc xin để sử dụng cho trẻ em là vắc xin Comirnaty của hãng Pfizer - BioNTech sử dụng cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và vắc xin COVID-19 Moderna sử dụng cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi: Khoảng cách hợp lý giữa 2 mũi tiêm vắc xin Moderna? Phản ứng cần theo dõi sau khi tiêm vắc xin Moderna cho trẻ?
Thông tin chung về vắc xin COVID-19 Moderna
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục II Công văn 947/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2022 về các thông tin chung về vắc xin COVID-19 Moderna như sau:
Vắc xin COVID-19 Moderna (Spikevax) là vắc xin RNA thông tin (mRNA). Vắc xin sử dụng cho trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi cùng loại vắc xin sử dụng cho người từ 12 tuổi trở lên. Tuy nhiên, liều lượng cho trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi là 0,25 ml mỗi liều (chứa 50 mcg mRNA) bằng một nửa so với liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên.
Vắc xin COVID-19 Moderna của hãng Moderna đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA) ngày 18 tháng 12 năm 2020 và được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp ngày 30 tháng 4 năm 2021.
Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã thông qua việc sử dụng vắc xin COVID-19 Moderna cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Tại Việt Nam, vắc xin COVID-19 Moderna đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 3122/QĐ-BYT ngày 28/6/2021 và Quyết định 3291/QĐ-BYT ngày 02/07/2021 và phê duyệt bổ sung tại Quyết định số 796/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 2022 sử dụng cho lứa tuổi trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi.
- Thành phần hoạt chất, nồng độ/hàm lượng vắc xin: mỗi liều 0,5 ml (chứa 100 mcg mRNA) hoặc 20 liều, mỗi liều 0,25 ml chứa 50 mcg mRNA.
- Dạng bào chế: hỗn dịch tiêm
- Vắc xin đóng lọ nhiều liều: lọ 10 liều (0,5ml) hoặc 20 liều (0,25ml).
- Đóng gói: 10 lọ/hộp.
Quy cách bảo quản, hạn sử dụng, thời gian rã đông vắc xin Moderna?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục II Công văn 947/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2022 về quy cách bảo quản, hạn sử dụng, thời gian rã đông vắc xin Moderna như sau:
- Vắc xin có hạn sử dụng 9 tháng kể từ ngày sản xuất khi bảo quản ở nhiệt độ âm từ -25°C đến -15°C.
- Không bảo quản vắc xin ở nhiệt độ dưới -50° C, sử dụng đá khô để bảo quản có thể làm nhiệt độ hạ dưới -50°C.
- Vắc xin vận chuyển, bảo quản ở nhiệt độ từ +2 °C đến +8°C được sử dụng tối đa 30 ngày kể từ ngày rã đông trong khoảng thời gian 9 tháng của hạn dùng.
- Thời gian rã đông vắc xin là 2 giờ 30 phút ở nhiệt độ +2°C đến +8°C. Vắc xin đã rã đông không được bảo quản trở lại nhiệt độ âm.
Khoảng cách hợp lý giữa 2 mũi tiêm vắc xin Moderna cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục II Công văn 947/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2022 về lịch tiêm chủng vắc xin Moderna như sau:
Vắc xin phòng COVID-19 Moderna được chỉ định tiêm phòng cho người từ 6 tuổi trở lên.
Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 4 tuần.
Phản ứng cần theo dõi sau khi tiêm vắc xin Moderna cho trẻ?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 mục II Công văn 947/VSDTTƯ-TCQG ngày 25/4/2022 về phản ứng sau khi tiêm vắc xin Moderna cho trẻ như sau:
Các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng ghi nhận được qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng và kinh nghiệm sử dụng vắc xin sau khi được cấp phép ở trẻ em và đối tượng từ 6 tuổi trở lên theo nhà sản xuất khuyến cáo như sau:
- Rất thường gặp (≥1/10): Sưng hạch nách ở cùng bên với vị trí tiêm, một số trường hợp sưng hạch bạch huyết khác (ví dụ: ở cổ, ở trên xương đòn), đau đầu, buồn nôn/nôn, đau cơ, đau khớp, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại vị trí tiêm, ban đỏ tại vị trí tiêm. Các phản ứng bất lợi được báo cáo nhiều nhất ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi sau liệu trình tiêm cơ bản là đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm (22,3%) và đau khớp (21,3%).
- Thường gặp (≥1/100 đến <1/10): Tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm, phản ứng muộn tại vị trí tiêm.
- Ít gặp (≥1/1000 đến <1/100): Chóng mặt, ngứa tại vị trí tiêm.
- Hiếm gặp (≥1/10000 đến < 1/1000): Liệt mặt ngoại biên cấp tính, giảm cảm giác, sưng mặt ở người có tiền sử tiêm chất làm đầy da
- Rất hiếm gặp (< 1/10.000): Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim
Một số phản ứng không xác định được tần suất như phản vệ, quá mẫn, đau bụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?