Tích hợp dịch vụ công trực tuyến khi đăng ký biến động đất đai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Thế nào là đăng ký biến động đất đai? Đăng ký biến động đất đai được thực hiện khi nào?
- Đăng ký biến động đất đai trong trường hợp nào sẽ được thực hiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Trách nhiệm của UBND tỉnh trong kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục đăng ký biến động đất đai ra sao?
Thế nào là đăng ký biến động đất đai? Đăng ký biến động đất đai được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, đăng ký biến động đất đai được hiểu là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các trường hợp cần phải thực hiện đăng ký biến động đất đai được quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 bao gồm:
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
- Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
- Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
- Chuyển mục đích sử dụng đất;
- Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
- Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
- Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
- Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất;
- Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
- Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Tích hợp dịch vụ công trực tuyến khi đăng ký biến động đất đai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia? (Hình từ Internet)
Đăng ký biến động đất đai trong trường hợp nào sẽ được thực hiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
Ngày 19/12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn 7706/BTNMT-TCQLĐĐ năm 2022 về kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo trách nhiệm và thẩm quyền được giao chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công thiết yếu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đối với các thủ tục sau:
- Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi về nghĩa vụ tài chính.
Như vậy, hiện nay thủ tục đăng ký biến động đất đai được thực hiện trên Cổng Dịch vụ công quốc gia bao gồm 02 thủ tục nêu trên.
Trách nhiệm của UBND tỉnh trong kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục đăng ký biến động đất đai ra sao?
Căn cứ theo nội dung của Công văn 7706/BTNMT-TCQLĐĐ năm 2022, trong công tác kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục đăng ký biến động đất đai, UBND tỉnh có các trách nhiệm sau:
- Chỉ đạo đơn vị đầu mối triển khai, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh phối hợp đăng ký, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 02 dịch vụ công trực tuyến nêu trên.
- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ phận một cửa của tỉnh/thành phố và các đơn vị có liên quan phối hợp đăng ký, phân quyền cho tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tập trung trên toàn quốc của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tại địa chỉ https://dvcthietyeu.monre.gov.vn/).
- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ phận một cửa của tỉnh/thành phố và các đơn vị có liên quan, nghiên cứu, phối hợp thực hiện tiếp nhận, giải quyết 02 dịch vụ công trực tuyến nêu trên trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy trình hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Xem chi tiết tại Công văn 7706/BTNMT-TCQLĐĐ năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?