Thực hiện phối hợp trao đổi thông tin đối với hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự trong tội rửa tiền, tài trợ khủng bố như thế nào?
- Thực hiện phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự đối với tội rửa tiền, tài trợ khủng bố như thế nào?
- Đầu mối phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố là những cơ quan nào?
- Trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố ra sao?
Thực hiện phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự đối với tội rửa tiền, tài trợ khủng bố như thế nào?
Căn cứ Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Việc phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự đối với tội rửa tiền, tài trợ khủng bố được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự
1. Trong quá trình lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra phối hợp với Viện Kiểm sát cùng cấp chủ động trao đổi thông tin với cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện theo đúng quy định. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự, Cơ quan điều tra trao đổi thông tin với đơn vị chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để được hướng dẫn, giải quyết.
2. Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp giải quyết yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự đối với tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, thông tin kết quả chuyển hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự đến cơ quan đầu mối phối hợp của các nước cho Cơ quan điều tra. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, tài liệu, Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi ngay để Cơ quan điều tra thực hiện.
3. Chậm nhất 05 ngày, kể từ khi nhận được kết quả trả lời yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của các nước về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải trao đổi và chuyển cho Cơ quan điều tra có yêu cầu.
4. Khi tiếp nhận ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi, phối hợp Bộ Công an đánh giá việc tiếp nhận thực hiện, hoãn hoặc từ chối tiếp nhận. Trường hợp quyết định thực hiện, chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trao đổi, chuyển giao cho Bộ Công an để phân công Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp Bộ Công an giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự của nước ngoài.
Như vậy, thực hiện phối hợp trao đổi thông tin trong lập, gửi, nhận hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự đối với tội rửa tiền, tài trợ khủng bố theo nội dung quy định nêu trên.
Theo đó, trong quá trình lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra phối hợp với Viện Kiểm sát cùng cấp chủ động trao đổi thông tin với cơ quan chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để thực hiện theo đúng quy định.
Thực hiện phối hợp trao đổi thông tin đối với hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự trong tội rửa tiền, tài trợ khủng bố như thế nào?
Đầu mối phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố là những cơ quan nào?
Tại Điều 12 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC có quy định về đầu mối phối hợp như sau:
Đầu mối phối hợp
1. Cục An ninh điều tra - Bộ Công an, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ Giám đốc kiểm tra I - Tòa án nhân dân tối cao là những đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Phòng An ninh điều tra Công an cấp tỉnh, Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh - Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh là những đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.
3. Đơn vị đầu mối có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo các ngành theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch.
Như vậy, đầu mối phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố bao gồm các cơ quan, đơn vị nêu trên.
Những cơ quan, đơn vị này có trách nhiệm tham mưu lãnh đạo các ngành để theo dõi, đôn đóc, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố ra sao?
Căn cứ nội dung được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC như sau:
Trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
1. Hàng năm, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình, Kế hoạch phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố theo chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Hàng năm, phối hợp với Bộ Công an tổ chức họp liên ngành để đánh giá tình hình phòng, chống tội phạm rửa tiền, tài trợ khủng bố, kết quả thực hiện Thông tư liên tịch, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố. Chậm nhất 10 ngày trước khi tổ chức họp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản gửi Bộ Công an về nội dung và các vấn đề khác liên quan phục vụ tổ chức họp.
3. Phối hợp Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao rà soát, xây dựng, ban hành văn bản liên quan đến công tác thực thi pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố theo đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân trong quá trình điều tra các vụ án về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố. Viện Kiểm sát cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, pháp luật, kịp thời tiếp nhận thông tin, trả lời thỉnh thị của Viện Kiểm sát cấp dưới để bảo đảm quá trình giải quyết tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
Như vậy, trong việc phối hợp trao đổi thông tin điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có 05 trách nhiệm trọng tâm nêu trên.
Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC sẽ có hiệu lực từ ngày 25/5/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?