Thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính dựa vào căn cứ, điều kiện nào?
- Thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính dựa vào căn cứ, điều kiện nào?
- Đương sự có quyền đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định hành chính trong thời hạn bao lâu từ khi bản án, quyết định có hiệu lực?
- Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm phải thể hiện được những nội dung gì?
Thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính dựa vào căn cứ, điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 255 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 260 của Luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn của người đề nghị theo quy định tại Điều 257 và Điều 258 của Luật này, trừ trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần thiết phải có đơn đề nghị.
Như vậy theo quy định trên thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính dựa vào căn cứ, điều kiện sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hành chính dựa vào căn cứ, điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Đương sự có quyền đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định hành chính trong thời hạn bao lâu từ khi bản án, quyết định có hiệu lực?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 256 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 255 của Luật này thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 260 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 255 của Luật này thì phải thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 260 của Luật này.
3. Chánh án Tòa án cấp tỉnh kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 255 của Luật này.
Như vậy theo quy định trên đương sự có quyền đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định trong thời hạn 01 năm từ khi bản án, quyết định có hiệu lực.
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm phải thể hiện được những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 257 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
d) Lý do và căn cứ đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Người đề nghị phải gửi đơn kèm theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ.
3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 260 của Luật này.
Như vậy theo quy định trên đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm phải thể hiện được những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị.
- Tên, địa chỉ của người đề nghị.
- Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Lý do và căn cứ đề nghị, yêu cầu của người đề nghị.
- Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?