Thực hiện khai báo y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới như thế nào? Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa là bao lâu?
Thực hiện khai báo y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới như thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định việc khai báo y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới như sau:
- Đối với hàng hóa vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không: người khai báo y tế khai, nộp cá giấy tờ sau đây đến tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu, quá cảnh:
+ Giấy khai báo y tế hàng hóa theo Mẫu số 04 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP,
+ Giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP
- Đối với hàng hóa vận tải bằng đường thủy:
+ Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp bản sao bản khai hàng hóa theo Mẫu số 43 quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP và giấy chứng nhận kiểm tra y tế hàng hóa (trên tàu thuyền), tàu thuyền theo Mẫu số 10 Phụ lục kèm theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP (nếu có) cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước 12 giờ kể từ khi hàng hóa dự kiến nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Thực hiện khai báo y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới như thế nào? Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa là bao lâu? (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra thực tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa
1. Đối tượng kiểm tra:
Hàng hóa quy định tại khoản 1, 4 Điều 23, điểm a khoản 3 Điều 24 Nghị định này.
2. Nội dung kiểm tra:
Kiểm dịch viên y tế yêu cầu đưa hàng hóa vào khu vực kiểm tra y tế, thực hiện kiểm tra các nội dung sau:
a) Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;
b) Tình trạng vệ sinh chung;
c) Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
d) Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;
đ) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
e) Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra, nếu hàng hóa bị kiểm tra mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc trung gian truyền bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
b) Trường hợp hàng hóa không quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận đã kiểm tra y tế theo Mẫu số 09 Phụ lục kèm theo Nghị định này, kết thúc quy trình kiểm dịch;
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế phải không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
Như vậy theo quy định trên nội dung kiểm tra thực tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới bao gồm:
- Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa.
- Tình trạng vệ sinh chung.
- Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm
- Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển.
- Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng.
- Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 89/2018/NĐ-CP.
Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý y tế đối với hàng hóa
1. Đối tượng xử lý y tế:
Hàng hóa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Nghị định này.
2. Các biện pháp xử lý y tế:
Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, kiểm dịch viên y tế có thể áp dụng một hoặc các biện pháp sau:
a) Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;
b) Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.
3. Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế theo quy định tại khoản 2 Điều này, kiểm dịch viên y tế cấp giấy chứng nhận xử lý y tế đối với hàng hóa, kết thúc quy trình kiểm dịch.
4. Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.
5. Trường hợp tổ chức kiểm dịch y tế biên giới được yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, người khai báo y tế làm đơn đề nghị theo Mẫu số 15 Phụ lục kèm theo Nghị định này; việc kiểm tra, xử lý y tế được thực hiện theo quy định tại các Điều 24, 25 và 26 Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa vận chuyển qua biên giới là không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?