Thủ tục huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện như thế nào? Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện gồm những gì?
Trình tự huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1831/QĐ-BCT năm 2022 có nêu rõ trình tự huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện như sau:
Cấp mới đối với các trường hợp:
- Sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu
- Sát hạch đạt yêu cầu
Trình tự huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện
- Bước 1: Nộp hồ sơ: Người sử dụng lao động có người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCT có trách nhiệm gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị huấn luyện, cấp thẻ đến Sở Công Thương.
- Bước 2: Xem xét hồ sơ và trình phê duyệt: Thời gian cấp thẻ cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu.
Cách thức thực hiện:
- Gửi hồ sơ qua bưu điện;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Công Thương.
Thời hạn giải quyết
07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động được huấn luyện lần đầu, huấn luyện định kỳ, huấn luyện lại, kiểm tra đạt yêu cầu
Thủ tục huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện như thế nào? Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện gồm những gì?
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1831/QĐ-BCT năm 2022 có nêu rõ thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục huấn luyện và cấp mới thẻ an toàn điện bao gồm:
- Văn bản đề nghị của người sử dụng lao động: Ghi đầy đủ họ tên, công việc và bậc an toàn hiện tại của người lao động;
- 02 ảnh (2x3) cm
Nội dung huấn luyện chung tại phần lý thuyết huấn luyện an toàn điện là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BCT quy định như sau:
Nội dung huấn luyện phần lý thuyết
1. Nội dung huấn luyện chung
a) Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
b) Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
c) Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
d) Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
đ) Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
2. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc vận hành đường dây
a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành đường dây;
b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây điện;
c) An toàn trong việc: Kiểm tra đường dây điện; làm việc trên đường dây điện đã cắt điện hoặc có điện; chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện; làm việc trên cao.
3. Nội dung huấn luyện cho người công việc vận hành thiết bị, trạm điện:
a) Đánh giá nhận diện nguy cơ rủi ro trong quản lý vận hành trạm điện;
b) Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn cho thiết bị điện, trạm điện;
c) An toàn trong việc: Kiểm tra thiết bị điện; đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành; làm việc với các thiết bị điện;
d) Phòng cháy, chữa cháy cho thiết bị điện, trạm điện.
4. Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện
a) An toàn trong việc đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;
b) An toàn trong việc lắp, dựng cột;
c) An toàn trong việc rải, căng dây dẫn, dây chống sét;
d) An toàn trong việc lắp đặt thiết bị điện.
....
Theo như quy định trên, người lao động sẽ được huần luyện phần lý thuyết những nội dung chung sau:
- Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện;
- Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký lịch công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại;
- Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: Cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; nối đất; lập rào chắn, thiết lập vùng làm việc an toàn, treo biển cấm, biển báo;
- Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, rủi ro và tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện;
- Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm, kiểm định) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?