Thủ tục hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng mới nhất như thế nào? Mức hỗ trợ nhà ở là bao nhiêu?
Thủ tục hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng mới nhất như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 09/2013/TT-BXD, thủ tục hỗ trợ hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng được quy định như sau:
- Bước 1:
+ Trưởng thôn hướng dẫn các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở làm đơn đề nghị được hỗ trợ. Đại diện gia đình người có công với cách mạng làm đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD.
Xem mẫu quy định Phụ lục I tại đây.
- Bước 2: Trưởng thôn tập hợp đơn và danh sách gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) nơi có nhà ở.
- Bước 3:
+ UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng của xã, gồm đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận tổ quốc cấp xã, đại diện Hội Cựu chiến binh, tổ chức kiểm tra hiện trạng nhà ở của từng đối tượng có đơn đề nghị hỗ trợ nhà ở.
+ Sau khi kiểm tra, UBND cấp xã lập danh sách đối tượng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn (danh sách, số lượng, mức vốn hỗ trợ dự kiến) theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là UBND cấp huyện).
Xem mẫu quy định Phụ lục II tại đây.
- Bước 4: Căn cứ vào báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các phòng, ban liên quan rà soát, kiểm tra, đối chiếu với danh sách người có công đang quản lý, tổng hợp và phê duyệt danh sách đối tượng người có công với cách mạng được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn huyện (theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh)
Xem mẫu quy định Phụ lục III tại đây.
- Bước 5: Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, đối chiếu với quy định để lập, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó nêu rõ số lượng người có công được hỗ trợ, phân theo các mức hỗ trợ, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức thực hiện và dự toán kinh phí các nguồn vốn để thực hiện.
- Bước 6: Sau khi phê duyệt Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, UBND cấp tỉnh gửi đề án và báo cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BXD) về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Xem mẫu quy định Phụ lục IV tại đây.
Thủ tục hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng mới nhất như thế nào? Mức hỗ trợ nhà ở là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Mức hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg được hướng dẫn khoản 2 Điều 4 Thông tư 98/2013/TT-BTC như sau:
Đối tượng, mức hỗ trợ và nguồn vốn thực hiện
...
2. Mức hỗ trợ về nhà ở từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương):
- 40 (Bốn mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới
- 20 (Hai mươi) triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì mức hộ trợ cho người có công với cách mạng gồm có:
- Đối với trường hợp nhà ở hiện có bị hư hỏng nặng phải phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mới thì mức hỗ trợ là 40.000.000 đồng/hộ.
- Đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở hiện có thì mức hỗ trợ nhà ở là 20.000.000 đồng/hộ.
Nguồn vốn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng được lấy từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg, nguồn vốn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng được quy định như sau:
- Vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ theo mức quy định tại Điều 3 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg theo tỷ lệ như sau:
+ Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương trên 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 100% theo mức quy định;
+ Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương từ 50% - 70% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 95%, ngân sách địa phương hỗ trợ 5% theo mức quy định;
+ Đối với địa phương có khó khăn về ngân sách, phải nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương dưới 50% dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2012 thì ngân sách trung ương hỗ trợ 90%, ngân sách địa phương hỗ trợ 10% theo mức quy định;
+ Đối với địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương thì ngân sách trung ương hỗ trợ 80%, ngân sách địa phương hỗ trợ 20% theo mức quy định.
- Vốn huy động từ cộng đồng, dòng họ và đóng góp của hộ gia đình được hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?