Thủ tục hành chính Lập Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được thực hiện như thế nào?
Thủ tục hành chính Lập Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần II Phụ lục Danh mục thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực địa chất và khoáng sản trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1082/QĐ-BTNMT năm 2024 quy định thủ tục Lập Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng (gọi tắt là Chiến lược) như sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược giai đoạn trước.
- Bước 2: Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo Chiến lược giai đoạn tiếp theo gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương bằng văn bản.
- Bước 3: Hoàn thiện dự thảo Chiến lược theo ý kiến góp ý và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Bước 4: Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt.
(2) Cách thức thực hiện: Không quy định.
(3) Thành phần hồ sơ: Không quy định.
(4) Thời gian thực hiện: Không quy định.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(6) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ tướng Chính phủ .
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
(8) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.
(9) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
(10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không quy định.
Thủ tục hành chính Lập Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc và nội dung Chiến lược khoáng sản ra sao?
Căn cứ Điều 9 Luật Khoáng sản năm 2010 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, nguyên tắc và nội dung Chiến lược khoáng sản được quy định như sau:
(1) Việc lập chiến lược khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch tổng thể quốc gia;
- Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí;
- Nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội;
- Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.
(2) Chiến lược khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
- Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;
- Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;
- Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.
Ngoài ra, Chiến lược khoáng sản được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ khác và các địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản
Mục tiêu cụ thể Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng ra sao?
Theo tinh thần tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2022 về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mục tiêu cụ thể Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng như sau:
- Đến năm 2025, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đạt 80% diện tích đất liền. Hoàn thành điều tra, đánh giá khoáng sản tại các khu vực có triển vọng ở Tây Bắc và Trung Trung Bộ; điều tra địa chất, khoáng sản biển tỉ lệ 1:500.000 tại một số khu vực đến độ sâu 300 và 1.500 mét nước. Thăm dò, khai thác, chế biến một số khoáng sản đạt trình độ khu vực, tiệm cận trình độ thế giới.
- Đến năm 2030, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đạt 85% diện tích phần đất liền. Hoàn thành điều tra, đánh giá khoáng sản năng lượng, kim loại tại các khu vực có triển vọng ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; điều tra tai biến trượt lở, lũ quét tại các tỉnh miền núi có nguy cơ cao; điều tra, lập bản đồ địa chất môi trường các khu vực chứa khoáng sản độc hại, phóng xạ; khoanh định các cấu trúc địa chất sâu thuận lợi để hướng tới ứng dụng công nghệ chôn lấp các-bon và các chất độc hại khác. Hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia. Thăm dò, khai thác, chế biến đối với hầu hết các khoáng sản đạt trình độ khu vực, tiệm cận trình độ thế giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?