Thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Bộ Y tế được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự thảo Nghị định của Bộ Y tế được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 8 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi Vụ Pháp chế thẩm định nội bộ trước ngày họp Chính phủ ít nhất 75 ngày, gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước ngày trình Chính phủ ít nhất 45 ngày;
Bước 2. Trường hợp hồ sơ gửi thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 32 Thông tư 29/2019/TT-BYT, trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Vụ Pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.
Bước 3. Trường hợp hết thời hạn đề nghị bổ sung hồ sơ theo văn bản đề nghị của Vụ Pháp chế mà đơn vị chủ trì soạn thảo không bổ sung hồ sơ theo đúng quy định, Vụ Pháp chế trả lại hồ sơ cho đơn vị chủ trì soạn thảo.
Bước 4. Không quá 10 ngày kể từ ngày Vụ Pháp chế nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.
Thành phần hồ sơ:
- Dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;
- Dự thảo văn bản;
- Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong trường hợp có phát sinh chính sách mới;
- Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), Phòng kiểm soát thủ tục hành chính Văn phòng Bộ nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;
- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ. Đối với văn bản quy phạm pháp luật có sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh thì phải có bản sao ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2019/TT-BYT và giải trình, tiếp thu của đơn vị chủ trì;
- Dự thảo văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Tài liệu khác (nếu có).
Thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Bộ Y tế được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự thảo Nghị định của Bộ Y tế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 9 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự thảo Nghị định của Bộ Y tế được thực hiện như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, gửi Vụ Pháp chế thẩm định nội bộ trước ngày họp Chính phủ ít nhất 75 ngày, gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước ngày trình Chính phủ ít nhất 45 ngày;
Bước 2. Trường hợp hồ sơ gửi thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 32 Thông tư 29/2019/TT-BYT, trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Vụ Pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.
Bước 3. Trường hợp hết thời hạn đề nghị bổ sung hồ sơ theo văn bản đề nghị của Vụ Pháp chế mà đơn vị chủ trì soạn thảo không bổ sung hồ sơ theo đúng quy định, Vụ Pháp chế trả lại hồ sơ cho đơn vị chủ trì soạn thảo.
Bước 4. Không quá 10 ngày kể từ ngày Vụ Pháp chế nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ.
Thành phần hồ sơ
- Dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự thảo nghị định;
- Dự thảo nghị định;
- Báo cáo đánh giá tác động chính sách trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Đối với văn bản quy phạm pháp luật có ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải có bản sao ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2019/TT-BYT và giải trình, tiếp thu của đơn vị chủ trì;
- Bản đánh giá thủ tục hành chính, báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính;
- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Dự thảo văn bản quy định chi tiết nghị định;
- Tài liệu khác (nếu có).
Thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 10 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục đề nghị thẩm định nội bộ đối với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện như sau:
Bước 1: Đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ, gửi Vụ Pháp chế thẩm định nội bộ trước ngày họp Chính phủ ít nhất 75 ngày, gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước ngày trình Chính phủ ít nhất 45 ngày;
Bước 2. Trường hợp hồ sơ gửi thẩm định không đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 32 Thông tư 29/2019/TT-BYT, trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Vụ Pháp chế đề nghị đơn vị chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ.
Bước 3. Trường hợp hết thời hạn đề nghị bổ sung hồ sơ theo văn bản đề nghị của Vụ Pháp chế mà đơn vị chủ trì soạn thảo không bổ sung hồ sơ theo đúng quy định, Vụ Pháp chế trả lại hồ sơ cho đơn vị chủ trì soạn thảo.
Bước 4. Không quá 10 ngày kể từ ngày Vụ Pháp chế nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định nội bộ đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Thành phần hồ sơ:
- Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định;
- Dự thảo quyết định;
- Báo cáo tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; bản chụp ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Đối với văn bản quy phạm pháp luật có ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải có bản sao ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2019/TT-BYT và giải trình tiếp thu của đơn vị chủ trì;
- Bản đánh giá thủ tục hành chính, báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến góp ý của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ), nếu trong dự thảo có quy định thủ tục hành chính;
- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, nếu trong dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Tài liệu khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?