Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 theo loại hình hộ kinh doanh thế nào? Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 theo hộ kinh doanh thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
Tải về Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ quan đăng ký kinh doanh
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
...
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
Theo đó, giáo viên có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh dạy thêm tại Phòng Tài chính - Kế hoạch (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh).
Thời gian giải quyết hồ sơ:
- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trên đây là thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025.
Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm 2025 theo hộ kinh doanh thế nào? Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm? (Hình từ internet)
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm được quy định tại Điều 9 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về dạy thêm, học thêm của địa phương.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho các nhà trường, các tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lí trên địa bàn.
- Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; xử lí theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm ra sao?
Việc dạy thêm, học thêm cần tuân thủ theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT như sau:
- Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
- Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
- Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
- Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Quyền của người học được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 83 Luật Giáo dục 2019 quy định về quyền của người học như sau:
- Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
- Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
- Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
- Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
- Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
- Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
- Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
- Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Theo đó, hiện nay, người học có những quyền như đã nêu trên.
*Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi hộ tịch là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch? Phạm vi thay đổi hộ tịch như thế nào?
- Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
- Phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất là gì? Sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước như thế nào?
- Định hướng sắp xếp và hợp nhất 14 Bộ cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141? Ưu điểm và nhược điểm của định hướng?
- Người đề nghị thẩm định hoạt động xây dựng là ai? Trách nhiệm của người đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?