Thủ tục đăng ký hiến tạng online được thực hiện như thế nào? Điều kiện để tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của người hiến tạng?
Hiến tạng là gì?
Căn cứ vào các khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều 3 Luật Hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy 2006 xác quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Hiến mô, bộ phận cơ thể người là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
7. Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi chết.
8. Ghép mô, bộ phận cơ thể người là việc cấy ghép mô, bộ phận tương ứng của cơ thể người hiến vào cơ thể của người được ghép.
Như vậy, hiến tạng là việc một cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc sau khi chết.
Thủ tục đăng ký hiến tạng online được thực hiện như thế nào? Điều kiện để tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của người hiến tạng?
Hướng dẫn thủ tục đăng ký hiến tạng online?
Hiện nay, người dân có nhu cầu hiến tạng có thể thực hiện thủ tục đăng ký hiến tạng online thông qua các cách sau đây:
- Cách 1: Đăng ký qua trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia:
+ Bước 1: Truy cập vào website Vnhot.vn
+ Bước 2: Chọn mục “Đăng ký hiến tặng”
+ Bước 3: Điền thông tin theo yêu cầu của hệ thống
+ Bước 4: Nhập mã xác nhận và chọn Đăng ký.
- Cách 2: Đăng ký qua Cổng đăng ký hiến và ghép mô tạng tại Thành phố Hồ Chí Minh
+ Bước 1: Truy cập vào website http://dieuphoigheptangtphochiminh.vn/
+ Bước 2: Chọn mục “Đăng ký”
+ Bước 3: Điền thông tin và chọn “Hoàn Thành”
- Cách 3: Đăng ký qua Email
+ Người muốn đăng ký hiến tạng tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc có thể đăng ký qua email: gheptang@vncchot.com
+ Người muốn đăng ký hiến tạng tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam có thể đăng ký qua email: dieuphoigheptangbvcr@gmail.com
Theo đó, người dân có nhu cầu hiến tạng có thể thực hiện thủ tục đăng ký hiến tạng online thông qua 03 cách trên.
Trên đây là một số hướng dẫn thủ tục đăng ký hiến tạng online.
Điều kiện tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của người hiến tạng được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 14 Luật Hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định như sau:
Điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
2. Chỉ lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống đã đăng ký hiến. Trong trường hợp cấp cứu mà cần phải ghép mô hoặc cần ghép mô cho cha, mẹ, anh, chị, em ruột thì được phép lấy mô của người chưa đăng ký hiến nếu có sự đồng ý của người đó.
3. Cơ sở y tế trước khi tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống có trách nhiệm sau đây:
a) Tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội cho người hiến;
b) Kiểm tra các thông số sinh học của người hiến.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc tư vấn, kiểm tra các thông số sinh học của người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống.
Như vậy chỉ có cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể của người hiến tạng.
Tại khoản 1 Điều 16 Luật Hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định về điều kiện đối với cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể của người hiến tạng như sau:
- Có đủ đội ngũ cán bộ y tế có năng lực, trình độ chuyên môn về lấy, ghép bộ phận cơ thể người, gây mê, hồi sức sau ghép được cơ sở y tế hoặc cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoặc văn bằng chuyên khoa;
- Có trưởng kíp ghép bộ phận cơ thể người là người đã trực tiếp thực hiện ca ghép trên người;
- Có ít nhất ba phòng liên hoàn khép kín, bố trí một chiều, bảo đảm vô trùng, bao gồm phòng lấy, xử lý và bảo quản bộ phận cơ thể người, phòng ghép và phòng hồi sức sau ghép;
- Có phòng kỹ thuật dành riêng cho việc theo dõi, chăm sóc liên tục người hiến hoặc người được ghép;
- Có đơn vị ghép thực nghiệm;
- Có phòng xét nghiệm;
- Có đơn vị lọc máu, chạy thận nhân tạo đối với trường hợp ghép thận;
- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế về thăm dò chức năng, huyết học, hóa sinh, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh, chẩn đoán hình ảnh, định lượng nồng độ thuốc chống thải ghép để bảo đảm việc chẩn đoán và theo dõi người hiến, người được ghép trước, trong và sau khi ghép;
- Có đủ cơ số thuốc cần thiết đáp ứng yêu cầu thực hiện quá trình lấy, ghép và phục hồi sau khi ghép.
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hiến tạng?
Căn cứ vào Điều 11 Luật Hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác.
2. Ép buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của người không tự nguyện hiến.
3. Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.
4. Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
5. Lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới mười tám tuổi.
6. Ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
7. Cấy tinh trùng, noãn, phôi giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời.
8. Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại.
9. Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.
10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai lệch kết quả xác định chết não.
Như vậy, những hành vi nêu trên sẽ bị nghiêm cấm trong hoạt động hiến tạng hiện nay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?