Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào?

Tôi muốn hỏi thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào? - câu hỏi của anh N.H (Đồng Tháp)

Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào?

Tại tiểu mục 1 Mục II thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 có nêu rõ thủ tục đăng ký di vật, , cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất như sau:

Trình tự thực hiện:

- Chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gửi Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao nơi cư trú.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao sở tại.

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổ đăng ký di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.

Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào?

Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất bao gồm những gì?

Tại tiểu mục 1 Mục II thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 có nêu rõ hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất bao gồm:

- Đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

Số lượng hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương: 01 (bộ).

Mẫu đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mới nhất có dạng như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TTBVHTTDL có nêu rõ mẫu đơn đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mới nhất có dạng như sau:

Tải mẫu đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: tại đây

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa là gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương 2 Luật Di sản văn hóa 2001 có nêu rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;

- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;

- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;

- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.

(2) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện các quy định tại (1)

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;

- Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

(3) Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;

- Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2024

Bảo vật quốc gia Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bảo vật quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chí công nhận bảo vật quốc gia theo quy định hiện hành
Pháp luật
Bảo vật quốc gia là gì? Ai có quyền sở hữu bảo vật quốc gia? Có được mua bán bảo vật quốc gia hay không?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật ra sao?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định ngừng hoạt động dự án đầu tư để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia?
Pháp luật
Bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện công nhận bảo vật quốc gia bằng cách nào?
Pháp luật
Bảo vật quốc gia được gửi vào bảo tàng công lập thì hồ sơ gồm những gì? Bảo vật quốc gia được gửi vào bảo tàng công lập phải có những tiêu chí nào?
Pháp luật
Bảo tàng chuyên ngành của các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thực hiện công nhận bảo vật quốc gia theo trình tự nào?
Pháp luật
Bảo vật quốc gia đưa ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày trong trường hợp nào và dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Tổ chức muốn đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày thì hồ sơ đề nghị gồm những gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với bảo tàng ngoài công lập thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vật quốc gia
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
746 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vật quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vật quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào